Niệm Phật mà quên hồi hướng thì có sao không?

Niệm Phật từ sáng đến tối không gián đoạn, trong tâm chỉ có ý niệm nguyện được vãng sanh chính là “thường thời hồi hướng” (luôn luôn hồi hướng).

Đỗ Thu Nga
14:00 12/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thường ngày, với tất cả những điều thiện nhỏ nhặt và các thiện căn như tụng kinh, lễ bái... đều đem lại công đức hồi hướng vãng sanh. Như thế thì hết thảy hạnh môn đều thành trợ hạnh cho Tịnh Độ, như gom các hạt vi trần thành đất, tụ các dòng nước thành biển, rộng lớn sâu thẳm, ai có thể cùng tột được!

Nhưng phải phát Bồ Đề tâm, thệ nguyện độ sanh, hồi hướng tất cả công đức tu trì cho khắp pháp giới chúng sanh, bốn ân, ba cõi. Giống như đổ dầu vào lửa, như mạ gặp mưa; đã kết pháp duyên sâu xa cùng hết thảy chúng sanh lại còn có thể mau thành tựu hạnh Đại Thừa thù thắng cho chính mình. Nếu không biết nghĩa này thì là kiến giải tự lợi của phàm phu, Nhị Thừa; dẫu tu diệu hạnh này, chỉ cảm được quả hèn kém.

Bất luận tụng kinh nào, trì chú nào, cũng đều phải niệm Phật bao nhiêu tiếng đó rồi hồi hướng thì mới hợp với tông chỉ tu Tịnh nghiệp.

Niem-Phat-ma-quen-hoi-huong-thi-co-sao-khong

Khi niệm Phật chớ nên bỏ hồi hướng. Bởi hồi hướng chính là tín nguyện được phát ra từ miệng. Nhưng chỉ nên hồi hướng sau khi xong khóa tối, và sau khi niệm Phật, tụng kinh trong ngày xong. Nên niệm Phật từ sáng đến tối không gián đoạn, trong tâm chỉ có ý niệm nguyện được vãng sanh chính là “thường thời hồi hướng” (luôn luôn hồi hướng).

Hồi hướng phát nguyện tâm nghĩa là đem công đức niệm Phật của chính mình hồi hướng cho hết thảy chúng sanh trong pháp giới đều cùng được vãng sanh Tây Phương. Nếu có tâm ấy, công đức sẽ vô lượng.

Nếu chỉ vì một người mà niệm thì do tâm lượng nhỏ hẹp, công đức cũng nhỏ hẹp! Ví như [thắp] một ngọn đèn thì chỉ có ánh sáng của một ngọn đèn. 

Nếu chịu xoay vần thắp cho những ngọn đèn khác thì ánh sáng của trăm ngàn vạn ức vô lượng vô số ngọn đèn sẽ chẳng thể nào thí dụ được; thế nhưng ánh sáng của ngọn đèn ban đầu cố nhiên chẳng bị hao tổn gì! Người đời chẳng biết nghĩa này, nên chỉ biết tự tư tự lợi, chẳng muốn cho người khác hưởng lợi ích ấy.

Niem-Phat-ma-quen-hoi-huong-thi-co-sao-khong-7

Vậy, niệm Phật dụng tâm thế nào để không tán loạn?

Nên vận dụng thân, miệng mà niệm, không kể đến tánh hay định, chỉ làm sao cho câu Phật không hở dứt, tự sẽ được nhất tâm, hoặc cũng có thể gọi chính đó là “nhất tâm”. Nhưng phải niệm mãi không thôi, trạng như mẹ lạc con thơ, rồng mất trái châu bổn mạng, thì không còn lo chi tán loạn, không cầu nhất tâm mà tự được nhất tâm. Chẳng nên cưỡng ép cho tâm quy nhất, vì dù cưỡng ép cũng không thể được, thật ra chỉ do người tu siêng năng hay biến trễ mà thôi! Nghĩ thương cho người đời nay, phần nhiều tu hành mà không hiệu nghiệm, ấy cũng bởi lòng tin cạn cợt, nhân hạnh không chân. 

Lắm kẻ chưa từng lập hạnh, đã muốn cho người biết trước, trong thì tự phụ, ngoài lại khoe khoang, tỏ ý có chỗ sở đắc để được mọi người cung kính. Thậm chí có kẻ nói dối là mình trông thấy tịnh cảnh, hoặc thấy được cảnh giới nhỏ, hay những tướng tốt trong giấc chiêm bao. Thật ra chính họ cũng không phân biệt cảnh đó là chân hay vọng, nhưng cũng cứ khoe khoang bừa ra. Những kẻ tâm hạnh kém ấy, tất là bị ma làm mê hoặc, nguyện hạnh lần lần lui sụt, trôi theo dòng sanh tử luân hồi. Như thế, há chẳng nên dè dặt ư?

Xem thêm: 4 bài kinh Phật hay dành cho Phật tử tại gia: Trì tụng để nuôi dưỡng thiện tâm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận