4 bài kinh Phật hay dành cho Phật tử tại gia: Trì tụng để nuôi dưỡng thiện tâm
Tụng kinh niệm Phật là thói quen rất tốt, không chỉ thể hiện sự hướng đạo, tôn kính Đức Phật mà còn giúp nuôi dưỡng thiện tâm. Dưới đây là 4 bài kinh Phật hay dành cho Phật tử tại gia.
1. Kinh Pháp Hoa
Kinh Pháp Hoa hay Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng, được lưu truyền rộng ở các nước Á Đông như Trung Quốc, VIệt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tương truyền, kinh Pháp Hoa được Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trước khi ngài nhập Bát Niết-bàn, tức vào chặng đường cuối cùng của sự nghiệp hoằng hóa chúng sinh.
Kinh Pháp Hoa mang ý nghĩa tốt lành. Mội dung bài kinh này là sự giáo pháp Phật tính và cách giải thoát.
Bài kinh dẫn đường cho chúng Phật tử tìm thấy căn nguyên của bản thân, hướng tới cái vô ngã vô thường, loại bỏ sự vô hình, khai thông Phật tính và giải thoát bản thân khỏi mê muội.
Trong mỗi con người đều có Phật tính, tự thân sinh ra đã tồn tại. Chỉ là trong cuộc sống có quá nhiều điều cám dỗ khiến Phật tính bị lu mờ, cần được khai sáng. Đọc kinh Pháp Hoa là để khai mở Phật tính trong mình, khai sáng trí tuệ, tự mình ngộ ra chân lý và dẫn đường hành động
2. Kinh Vô Lượng Thọ
Kinh Vô Lượng Thọ là một bộ kinh tiêu biểu của giáo lý Phật giáo Tịnh Độ Tông. Bộ kinh này chỉ rõ quá trình phát triển giáo pháp của phái Tịnh Độ Tông.
Nội dung bộ kinh này miêu tả thế giới phương Tây của Phật A Di Đà và dạy con người cách sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A Di Đà để thoát khỏi nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của Phật. Tích lũy công đức sẽ đạt thành tựu viên mãn.
Bộ kinh này rất có ít cho Phật tử tu tại gia, nhất là người mới tu tập. Không những cung cấp các thông tin thiết thực mà bài kinh Vô Lượng Thọ còn hướng chúng Phật tử tới những điều tốt đẹp, thế giới tốt đẹp, là mục tiêu phấn đấu tu tập, để bản thân thấy rõ hạnh phúc thực sự, bình an thực sự của cuộc đời.
3. Kinh Phổ Hiền
Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện trong các kinh như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Kim Cang Đảnh, Bi Hoa, Địa Tạng, Mạn-đà-la Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát... và được giải bàn ý nghĩa trong rất nhiều luận giải.
Phổ Hiền Bồ Tát có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ, đại diện cho bình đẳng tính trí và trí huệ thấu khắp mười phương sáu cõi. Cung dưỡng Phổ Hiền Bồ Tát và đọc kinh Phổ Hiền là một trong những cách thức tu dưỡng hướng Phật, thấu hiểu trọn vẹn đạo lý của nhà Phật.
Bài kinh Phổ Hiền có nội dung xoay quanh 10 hạnh nguyện của Ngài: Kính lễ Chư Phật, Xưng Tán Như Lai, Quảng Tu Cúng Dường, Sám Hối Nghiệp Chướng, Tùy Hỷ Công Đức, Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế, Thường Tùy Phật Học, Hằng Thuận Chúng Sinh, Phổ Giai Hồi Hướng.
Đọc kinh để thấm nhuần trí huệ, vượt qua ma chướng, tiến tới cõi thanh tu. Ngài ban cho sức mạnh về trí tuệ và sự thấu hiểu con đường học đạo, quyết không lùi bước trước khó khăn khổ ải.
4. Kinh Địa Tạng
Kinh Địa Tạng là bài kinh thường dùng khi trong nhà có người sắp qua đời, mong vong linh siêu thoát yên ổn, giảm bớt đau đớn, khổ sở. Nhưng hàng ngày tụng kinh này cũng là cách để thân tâm thanh thản, tăng thêm phúc đức cho những người đã khuất và ấm phúc phần gia trạch, độ hóa công đức.
Địa Tạng Bồ Tát là người cứu chúng sinh khỏi địa ngục, xoa dịu những đau đớn về thân và tâm. Có thể tụng niệm kinh Địa tạng hàng ngày thì lòng thanh thản, tâm an lạc, người nhà khỏe mạnh bình an, tăng phúc. Nhà có người mới mất, có người chết trẻ thì càng nên tụng kinh này sớm tối, có thể giúp vong linh mát mẻ, không vương vấn trần gian mà về khóc than với người nhà.
Xem thêm: Vì sao ta phải niệm Phật mà không niệm 1, 2, 3, 4, 5?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận