Chuyện lạ về vị sư miền Tây trẻ mãi không già: 2 lần "chết đi sống lại", âm thầm xây chùa, dạy chữ cho trẻ Khmer

Câu chuyện 2 lần bước qua cửa tử của vị sư tiên Chau Thoc Sol (An Giang) khiến cho dư luận không khỏi xôn xao về hiện tượng hồi sinh kỳ bí.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thế giới của chúng ta ẩn chứa quá nhiều bí ẩn và những chuyện kỳ lạ mà cho đến nay vẫn không có lời giải đáp. Chẳng hạn như tại huyện Tri Tôn (An Giang) có một vị sư từng 2 lần "sang thế giới bên kia" rồi trở lại. Đó là sư Chau Thoc Sol ở chùa Tà Pạ (hay còn gọi là chùa Chưn-Num theo tiếng Khmer).

Hai lần "bước qua cửa tử" rồi lại trở về

Chùa Tà Pạ được bà con gọi thân thương là chùa Núi. Nó tọa lạc trên ngọn đồi Tà Pạ ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang và nằm cao hơn so với mặt đất 45 mét. Chùa theo phái Nam tông hệ của Phật giáo tiểu thừa đậm chất Khmer.

Chùa Tà Pạ là công trình kiến trúc đồ sộ, uy nghi, được trạm trổ điêu khắc tinh xảo, đắp nối nhiều tranh tượng phù điêu hình chim thần Garuda, rắn thần Naga, tượng Cây No…. mang tính nghệ thuật cao. Trên tất cả các bức tường hay khắp các cột kèo, cánh cửa đều được các nghệ nhân Khmer điêu khắc và trang trí bằng những hình ảnh được lấy cảm hứng chủ yếu từ cuộc đời của đức Phật và đời sống cộng đồng người Khmer. Vánh tường, nền lót gạch, mái lợp ngói có long vân ngư, mũi cong, đỉnh tam giác bao quanh ngọn tháp cao đồ sộ. Ngoài chánh điện còn có các công trình phụ như Hỏa Tang Viếng, Bảo Tháp, phật cảnh,…

Chan-dung-vi-su-mien-Tay-tre-mai-khong-gia-2-lan-chet-di-song-lai-9
Chùa Tà Pạ được xây dựng trên ngọn đồi Tà Pạ, nằm ở độ cao 45 mét so với mặt đất

Thế nhưng ít ai biết được, 2 năm qua, các sư thầy đã cùng nhau gánh đá, xây dựng cầu thang nối từ quảng trường trung tâm đến ngôi chùa này. Trong số, có một vị sư Chau Thoc Sol chỉ cao khoảng 1m3, nặng 28kg. Vị sư thầy này đã 31 tuổi, từng trải qua những lần "sống đi chết lại" trong quá khứ. Hằng ngày ở chùa phụng sự, làm việc thiện, giữ lòng lành, đó là cách nhà sư cảm ơn cuộc đời, tạ ơn mẹ cha.

Kể về cuộc đời mình, sư Chau Thoc Sol cho biết: "Năm 4 tuổi, tôi bị bệnh rất nặng và được cha mẹ đưa vào bệnh viện. Bác sĩ nói rằng tôi không qua khỏi và trả về để gia đình lo hậu sự. Cha đã bọc tôi trong một chiếc chiếu, đào đất chuẩn bị đem chôn, người cuối cùng ôm tôi trên tay là ông nội. Bỗng dưng, tôi bỗng nhiên tỉnh lại khiến cả nhà vô cùng sửng sốt, vỡ òa.

Chan-dung-vi-su-mien-Tay-tre-mai-khong-gia-2-lan-chet-di-song-lai
Nhà sư Chau Thoc Sol dù đã 31 tuổi nhưng vẫn mang hình hài trẻ em

Năm 18 tuổi, khi đang theo học trường THPT Nguyễn Trung Trực (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), tôi đột nhiên đau bụng dữ dội và chuyển đi mổ ruột thừa. Sau ca phẫu thuật, tôi ngất xỉu vì cơ thể quá yếu ớt. Tại phòng cấp cứu, nhịp tim tôi ngừng khiến cha mẹ như chết lặng. Mẹ tôi tất tả đi chuẩn bị giấy tờ lo hậu sự, còn cha thì gọi xe.

Khi vừa mở cửa phòng để chuẩn bị đem xác về, máy đo nhịp tim bỗng dưng hoạt động trở lại. Tôi được hồi sinh một lần nữa, cha mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Trước đó, cả hai đã nguyện rằng hãy cho tôi được sống lại. Năm 20 tuổi, cha mẹ sẽ gửi tôi vào chùa tu".

Chan-dung-vi-su-mien-Tay-tre-mai-khong-gia-2-lan-chet-di-song-lai-7

Sau 2 lần bước qua "cửa tử", nhà sư đã lớn lên trong hình hài của trẻ em. Ở tuổi 31, sư vẫn chỉ cao 1m30, nặng 28kg. "Cả gia đình chỉ có mình tôi là thấp bé như thế, còn lại đều có chiều cao bình thường. Hiện nay, các em tôi đã có gia đình, người đi làm ở thành phố", sư Chau Thoc Sol nói thêm.

Tạ ơn Đức Phật, trả hiếu cho cha mẹ

Dù thấp bé như sư Sol vẫn luôn làm việc rất chăm chỉ. Hơn 2 năm qua, sư đã cùng các sư thầy ở chùa Tà Pạ gánh đá, chuyển gạch... xây cầu thang cho chùa.

Theo lời sư chia sẻ, ngôi chùa được các nhà sư, Phật tử… cùng xây dựng. Từng cánh cổng được mang từ Campuchia về, các viên gạch, phần lát đá.. được làm rất tỉ mỉ. Phải mất vài năm, ngôi chùa mới được xây dựng xong một phần.

Hiện tại, chùa vẫn còn đang thi công một số khu vực dành làm nơi dừng nghỉ cho khách ghé tham quan. Từ ngôi chùa, người ta có thể phóng tầm mắt nhìn ra những cánh đồng rộng lớn, xanh rì.

Hè đến, sư lại đứng lớp dạy chữ cho trẻ em người Khmer trong vùng. Lớp học đặc biệt của sư Sol có đầy đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ cho đến thanh thiếu.

Chan-dung-vi-su-mien-Tay-tre-mai-khong-gia-2-lan-chet-di-song-lai-6
Sư Sol luôn giữ tinh thần lạc quan, cống hiến cho đời

"Tôi duy trì lớp học này được 4-5 năm. Ngày còn nhỏ, tôi cũng được học chữ từ một sư cô nên muốn giúp đỡ lại các em", sư Sol chia sẻ và tâm sự ông luôn coi việc phụng sự nhà chùa là cách để báo đáp công ơn cha mẹ và cảm tạ Đức Phật.

Cũng theo chia sẻ của sư Sol, ngôi chùa này chỉ có 3 vị sư. Trước đó, một sư cả sẽ lo quán xuyến việc chung của cả ngôi chùa và 2 vị sư trẻ thay phiên nhau đứng lớp.

Hiện tại, sư Chau Thoc Sol đã sang Campuchia để tiếp tục tu học và quay lại chùa Tà Pạ. Đối với vị sư, 10 năm qua phụng sự việc nhà chùa chính là cách để trả hiếu cho mẹ cha, tạ ơn Đức Phật.

Dưới góc nhìn khoa học, hiện tượng hồi sinh được lý giải ra sao?

Không chỉ tại Việt Nam, trên thế giới cũng có nhiều sự việc tương tự xảy ra khiến giới khoa học chú ý. Nhiều chuyên gia nhận định, những người gặp hiện tượng này được gọi là "ra đi" lâm sàng. Đó là khi tim bệnh nhân đã ngừng hoạt động, não cũng không có phản xạ nhận tín hiệu song điều này không có nghĩa là họ đã mãi mãi "sang thế giới bên kia".

Để xác định chính xác tim còn đập hay không, chúng ta nên kiểm tra mạch đập ở cổ hoặc động mạch cảnh trước cổ. Ngoài ra, có thể kiểm tra mắt xem có phản ứng với ánh sáng hay không.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm cách giải thích hợp lý cho hiện tượng này.

Xem thêm: Cái tâm sáng như ngọc của vị sư thầy cưu mang gần 50 đứa trẻ bất hạnh, "biến" chùa thành bệnh xá cứu người

Đọc thêm

Từ lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới tăng ni, Phật tử đã dấy lên phong trào "cởi áo cà sa, khoác chiến bào". Nổi bật nhất trong sự kiện ấy là chuyện 27 nhà sư trở thành 27 chiến sĩ Vệ quốc đoàn.

Đại tá Đinh Thế Hinh và chuyện 'cởi áo cà sa, khoác chiến bào” cùng 26 nhà sư trở thành chiến sĩ Vệ quốc đoàn
0 Bình luận

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã vãng sanh thế nhưng những giá trị Phật học, những triết lý thầy từng giảng vẫn còn nguyên giá trị. Sống Đẹp xin lược thuật lại những câu nói giàu tính triết lý, chiêm nghiệm khiến người đời nhớ mãi của vị chân tu này.

Nhớ về những câu nói muôn đời còn nguyên giá trị của thiền sư Thích Nhất Hạnh
0 Bình luận

"Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm..." - Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Lời căn dặn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: 'Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì, tốn tiền của, tốn đất của dân'
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất