Số phận bi hài của những kẻ "xì hơi" nhầm chỗ trong lịch sử: Cú "thả bom" khiến 10.000 người tử vong
"Xì hơi" vốn là biểu hiện sức khỏe hết sức bình thường của mỗi người. Thế nhưng trong lịch sử đã ghi nhận những cú "xì hơi" siêu oái oăm như: Cú xì hơi khiến 10,000 người tử vong; màn "thả bom" hủy diệt đám cưới...
Cú "xì hơi" khiến 10.000 người tử vong
Đó là cú "xì hơi" diễn ra tại lễ Vượt qua vào năm 44 Trước Công nguyên tại TP Jerusalem. Khi đó hàng ngàn người Do Thái đang tụ tập để tham dự lễ hội, một người lính La Mã đóng quân phía trên ngôi đền đã quay lưng lại, tụt quần và xì hơi để trêu tức người tham gia lễ hội.
Hành động bất kính trên đã gây ra một cuộc bạo loạn khiến 10.000 người tử vong. Một nhà sử học người Do Thái mô tả:
"Toàn bộ người dân Do Thái bắt đầu phẫn nộ và ném đá về phía lính canh. Mọi thứ leo thang nhanh chóng, lính La Mã phản kháng và tấn công. Người dân chạy về phía thành phố, giẫm đạp lên nhau và la hét cho đến khi mười ngàn người bị giết, biến bữa tiệc này trở thành đại tang cho cả dân tộc".
Cú "xì hơi" của vị bá tước dẫn đến cảnh xấu hổ, bỏ đi biệt xứ
Không chỉ gây ra bạo loạn, "xì hơi" còn góp phần phá hỏng sự nghiệp chính trị và lập trường xã hội của một số người. Ví dụ điển hình nhất là ngài Edward de Vere, Bá tước thứ 17 của Oxford.
Theo ghi chép, trong lúc quỳ xuống để thể hiện lòng tôn kính với nữ hoàng Anh Elizabeth I, vị bá tước đã thả "một quả bom" cực to (nghe nói là dội vang cả cung điện). Vì quá xấu hổ nên ngài đã bỏ đi biệt xứ 7 năm liền. Khi ngài trở về câu đầu tiên nữ hoàng nói là: "Bá tước ạ, ta đã quên vụ ngươi thả bom rồi".
Cú "xì hơi" hủy diệt cả đám cưới khiến chủ nhân phải bỏ vợ
Câu chuyện "xì hơi" tiếp theo này mặc dù tính xác thực còn nhiều tranh cãi xong nó đã trở thành huyền thoại ở nước Ả Rập bởi độ phiêu lưu huyền bí:
Theo truyền thuyết, tại thành phố Kaukaban ở Yemen cổ đại, có một thương nhân giàu nứt đố đổ vách tên Abu Hassan đã tổ chức đám cưới với cô gái đẹp nhất vùng. Vì quá sung sướng nên ông đã bao cả thành phố với 1 bữa tiệc hoành tráng. Thậm chí ông mời nhiều người nổi tiếng đến dự.
Vì có quá nhiều món ngon và quá vui nên chú rể đã say sưa quên ngay tháng. Khi Abu đứng dậy đến phòng cô dâu để "động phòng" thì bỗng nhiên "xì hơi". Cú "xì hơi" này to đến nỗi khiến cô dâu giật mình tưởng sấm ở đâu rền vang.
Quá xấu hổ, Abu bước ra khỏi phòng, nhảy lên ngựa, phóng vào màn đêm và khóc lóc thảm thiết. Ông bỏ lại cả đám cưới đang ngơ ngác và lao vào một cuộc phiêu lưu không kém phần giật gân...
Abu đã trải quá nhiều khó khăn trong cuộc lưu vong của mình. Ông đã chạm chán với hổ, sư tử, bị rắn cắn... và trốn tránh như 1 tên cướp. Ông chạy được tới bờ biển và bắt tàu tới Ấn Độ, sau đó, ông quyết định phục vụ tận tình cho một vị vua địa phương.
Nhưng dù có trốn tránh đi bất kỳ nơi đâu thì câu chuyện về cú 'xì hơi' trong hôn lễ vẫn luôn ám ảnh Abu. Ông thường tự hỏi, mọi người giờ ai còn, ai mất, liệu có ai vẫn nhớ chuyện năm xưa không?
Nhưng sau tất cả, Abu quyết định trở về quê nhà. Tuy nhiên, ông phải đóng giả làm một kẻ ăn mày để mọi người không nhận ra mình. Về đến nơi, ông đứng trên ngọn đồi gần nhà, bật khóc thành tiếng. Ông thầm cầu nguyện với Đấng tạo hóa trên cao rằng mọi người ở nhà vẫn nhận ra ông, nhưng làm ơn đừng nhớ chuyện cũ...
Abu lang thang ở quê nhà 1 tuần, nghe lén xem mọi người có nhắc đến mình không. Cuối cùng ông ngồi ở cửa một túp lều, tình cờ nghe được cô gái trẻ hỏi mẹ: "Mẹ ơi, ngày xưa con sinh ra có sự kiện gì hay không, con hỏi để xem bói". Người mẹ đáp: "Con sinh ra vào đêm ông Abu Hassan thả quả bom cực mạnh trước khi động phòng đó".
Và sự thất vọng đã quật ngã Abu. Ông đứng dậy lập tức trốn khỏi quê hương. Ông sang Ấn Độ và sống lưu vong ở đó đến hết đời.
Lịch sử hoa mỹ của "xì hơi", đi vào cả văn học, nghệ thuật
William Shakespeare đã nói về nó một cách lịch sự trong cuốn The Comedy Of Errors như sau: "Một người đàn ông có thể không giữ lời hứa với ngài, lời nói chỉ như gió thoảng mây bay thôi. Và anh ấy làm điều đó ngay trước mặt ngài, không phải lén lút thả ở phía sau".
Tổng thống thứ 36 của Mỹ là Lyndon Johnson thì lại đề cập tới nó một cách trực diện hơn khi nói “Jerry Ford thật ngu ngốc. Ông ta không thể "thả bom" và nhai kẹo cao su cùng lúc”.
Nhưng ở Nhật Bản, thay vì chỉ đề cập đến nó như một hoạt động bình thường của cơ thể, họ biến "xì hơi" thành hành động mang ý nghĩa chính trị và điều đó được thể hiện ở bức ảnh "trận chiến xì hơi" vào thời Edo.
Điểm chung của các bức ảnh đều là có ít nhất 1 người 'xì hơi' trực tiếp với đối phương hay cố gắng xua đuổi luồng khí hôi hám này. Họ có thể là đàn ông hay phụ nữ, cưỡi trên lưng ngựa, dùng quạt để thổi, nhưng tất cả đều có 1 ý nghĩa chung. Những bức họa này phản ánh về hiện thực xã hội Nhật Bản bài người nước ngoài, cụ thể là người châu Âu vào thời đó.
Tuy những bức họa trên chỉ mang tính chất châm biến nhưng nhiều người vẫn thắc mắc "trận chiến xì hơi" có thực sự tồn tại trong lịch sử không? Theo nhà sử học Herodotus, trận chiến xì hơi hoàn toàn có thật và được tổ chức lần đầu tiên là vào khoảng năm 570 trước Công Nguyên. Dưới thời trị vì của vua Apries, ở Ai Cập xảy ra một cuộc nổi loạn do người dân mất niềm tin vào ông.
Khi đó, Apries đã phái 1 viên tướng Amasis của mình tới để thương lượng với họ. Nhưng sau đó Amasis lại được tuyên bố là vua của những kẻ nổi loạn. Trước tình hình này, nhà vua lại gửi tiếp một người là Patarbemis để xử lý. Lúc đó, Amasis đã ngồi xe ngựa, "thả bom" và nói đây là lời của ta gửi đến nhà vua.
Năm 2009, các sinh viên ở trường Đại học Cornell đã đo vận tốc của một lần xì hơi và đánh giá độ nguy hiểm của nó dựa trên âm thanh, nhiệt độ, nồng độ gas. Qua đó, họ phát hiện ra rằng một quả "bom" có chứa hai chất rất độc hại là lưu huỳnh metan.
Đây là hai chất rất dễ bén lửa, khi trời càng nóng thì khí lan đi càng nhanh. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm như trứng, thịt, súp lơ, đậu thì khí càng nặng mùi.
Xem thêm: Kỳ lạ tục "thuê" vợ của người Eskimo sống ở nơi lạnh giá nhất thế giới
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận