Chuyện kỳ lạ ở làng dị nhân "miễn tử" với thạch tín

Người dân làng San Antonio de los Cobres đã sống, sinh hoạt, uống nguồn nước nhiễm độc thạch tín. Nhưng lạ lùng thay, suốt bao năm qua, họ vẫn sống khỏe mạnh, không mắc bệnh gì liên quan đến chất độc chết người này.

Đỗ Thu Nga
14:00 30/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làng San Antonio de los Cobres và chất độc thạch tín

Làng San Antonio de los Cobres có vị trí cách mặt nước biển khoảng 4.000 mét. Đây là một trong những nơi có vị trí cao nhất ở Argentina. Làng San Antonio de los Cobres có dân số khoảng hơn 5.000 người.

Thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt, nhất là vào tháng mùa đông 6, 7, 8. Quanh năm khí hậu khô và lạnh, ban ngày là 20 độ C, nhưng ban đêm lại giảm xuống tận -25 độ C.  Hoạt động kinh tế của người dân ở đây chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản và dệt may. 

Vài năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện 1 hiện tượng lý thú ở ngôi làng này. Đó là việc, trong suốt bao năm người ta sử dụng nước nhiễm độc thạch tín nhưng lại không hề bị vấn đề gì về sức khỏe. Theo một nhóm nghiên cứu nhận định, thì đây là một dạng đột biến gen. 

chuyen-ky-la-o-lang-di-nhan-mien-tu-voi-thach-tin
Toàn cảnh làng San Antonio de los Cobres

Asen (thạch tín) là chất độc không màu, không vị. Chúng gây nôn mửa, co giật, dẫn tới hôn mê và tử vong nếu tiếp xúc ở nồng độ cao. Nếu tiếp xúc với thạch tín trong thời gian dài sẽ bị tổn thương về gan, tim mạch, da, dạ dày... Trên thế giới ước tính tình trạng ngộ độc thạch tín do nguồn nước hoặc thực phẩm đã gây hại cho hơn 137 triệu người.

Được biết, từ năm 1980, Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đặt tại Lyon đã công bố chất độc này là một trong những tác nhân gây ung thư. Từ năm 1998 đến 2000, nó đã gây trên 250.000 ca tử vong tại Bangladesh. Tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, nhiều ca nhiễm độc thạch tín đã được ghi nhận. 

Giáo sư Guillermo Marshall và các cộng sự thuộc trường ĐH Santiago (Chile) đã tiến hành phân tích tỷ lệ tử vong do ung thư tại hai khu vực của nước này từ 1950 đến năm 2000. Ở khu vực thứ nhất, nước uống có tỷ lệ thạch tín cao, còn ở khu vực kia, nguồn nước không bị ô nhiễm.

chuyen-ky-la-o-lang-di-nhan-mien-tu-voi-thach-tin-7
Thạch tín là chất độc có thể gây chết người

Các nghiên cứu ghi nhận, số ca tử vong do ung thư bàng quang và ung thư phổi đã bắt đầu tăng 10 năm sau khi các cư dân tiếp xúc với thạch tín và tăng hơn sau 20 năm tiếp theo. 

Ở khu vực ô nhiễm, tỷ lệ tử vong do ung thư cao gấp 3 lần so với không ô nhiễm. Điều này khẳng định, thạch tín là 1 trong những chất độc hại nhất từng được con người tìm thấy và biết đến.

Những dị nhân "miễn tử" với thạch tín

Khoảng 11.000 năm 1 qua, người dân ở đây (hậu duệ của người Atacameños) đã sinh sống, sinh hoạt, uống nguồn nước bị nhiễm độc thạch tín. Hằng ngày họ dùng nước có nồng độ thạch tín lớn hơn 20 lần so với mức khuyến cáo của WHO. Thế nhưng điều kỳ lạ là trong suốt nhiều năm qua, người dân không hề mắc bệnh gì, vẫn sống khỏe mạnh. 

Không ít nhóm chuyên gia đã vô cùng ngạc nhiên về hiện tượng này. Họ gọi những người dân ở đây là "dị nhân". Họ cho rằng, người dân ở đây có cách phát triển đặc biệt để có thể chung sống hòa bình với thạch tín. 

Các nhà khoa học cho rằng, hàng nghìn năm qua, người dân đã phát triển một khả năng di truyền về việc chuyển hóa thạch tín, biến đổi để giảm tác động của chất độc này đối với cơ thể. 

Tiến sĩ Karin Broberg, một nhà nghiên cứu y học môi trường tại Đại học Lund ở Thụy Điển, và các đồng nghiệp đã phát hiện ra một xác ướp ở khu vực này, trong khoảng thời gian 7.000-10.000 năm trước đây. Họ tìm thấy thạch tín trong tóc của xác ướp. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng, người dân đã sử dụng nguồn nước chứa thạch tín qua nhiều thế hệ. Họ trải qua quá trình biến đổi di truyền, từ đó mang đến sự đề kháng thạch tín rất tốt.

chuyen-ky-la-o-lang-di-nhan-mien-tu-voi-thach-tin-4
Người dân làng San Antonio de los Cobres "miễn tử" với thạch tín

Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở đây hấp thụ thạch tín cao gấp 20 lần ngưỡng an toàn và vẫn bình an vô sự. Người dân không tốn bất cứ khoản tiền nào để chống lại độc tố của thạch tín, họ chỉ cần có sức đề kháng mạnh hơn những người khác.

"Thạch tín được tìm thấy ở tầng đá nền của núi lửa và một số địa điểm có nồng độ tập trung cao hơn. Nó phát tán vào các dòng nước chảy ra những con suối mà người dân lấy sử dụng.

Đồng thời tôi và các cộng sự cũng đã nghiên cứu hệ gen của 124 phụ nữ bản xứ, sống quanh làng San Antonio de los Cobres, kiểm tra khả năng chuyển hóa thạch tín của những người này thông qua xem xét lượng nguyên tố á kim trong nước tiểu", tiến sĩ Karin Broberg cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một loạt biến đổi then chốt trong gene của người bản địa đã giúp họ chống phơi nhiễm hàm lượng thạch tín. Loại gene đặc biệt này có tên AS3MT, đóng một vai trò quan trọng trong việc biến đổi chất độc thạch tín. Song tiến sĩ Broberg cũng chưa chắc chắn về các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Song bà nghĩ rất có thể lượng AS3MT hoạt động mạnh mẽ trong gan, từ đó làm cho chất độc được trung hòa trong nước tiểu, rồi sau đó được bài tiết ra ngoài. 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hiện tượng dị thường của người dân làng San Antonio de los Cobres là một minh chứng về sự thích nghi của con người trước chất độc môi trường - điều thường chỉ quan sát thấy ở động vật như chuột. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc nhiễm độc thạch tín có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc do kết quả của hoạt động công nghiệp như đào vàng.

Xem thêm: Ngôi làng kỳ lạ nhất Việt Nam: Phụ nữ được các ông chồng cưng nựng như báu vật, không bao giờ phải làm việc nhà

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận