Ngôi làng kỳ lạ nhất Việt Nam: Phụ nữ được các ông chồng cưng nựng như báu vật, không bao giờ phải làm việc nhà
Phụ nữ ở làng Công Lương chỉ việc "ngồi mát ăn bát vàng", còn mọi việc trong nhà ngoài ngõ cánh đàn ông cáng đáng hết.
Cha ông ta có câu "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", công việc nội trợ bếp núc là do người vợ phụ trách. Thế nhưng thật kỳ lại, tại Huế tồn tại ngôi làng "ngược đời". Phụ nữ về làm dâu làng này "sướng như tiên", chẳng bao giờ phải động tay chân vào việc gì cả. Phụ nữ ở ngôi làng này chỉ việc "ngồi mát ăn bát vàng", còn việc lớn nhỏ đều do đàn ông cáng đáng.
Nơi mà Sống Đẹp muốn nhắc đến là làng Công Lương thuộc xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi làng này còn được người dân địa phương gọi với cái tên khác là "làng thương vợ". Tất cả phụ nữ trong làng đều được chồng rất cưng nựng, không phải đụng tay vào công việc gia đình, nhất là những việc nặng nhọc.
Phụ nữ trong làng Công Lương chẳng bao giờ ra đồng. Lý do không phải họ lười biếng mà là do đàn ông trong làng đều rất yêu thương vợ. Họ không muốn vợ mình phải làm công việc đồng áng nặng nhọc.
Phụ nữ ở làng Công Lương chỉ việc ngồi mát hưởng thụ cuộc sống nhàn nhã. Phụ nữ trong làng ngoài chuyện sinh con thì chỉ việc ở nhà chăm lo cơm nước, chăn nuôi lợn gà, nuôi dạy con cái và làm những công việc nhẹ nhàng.
Theo báo Dân trí, một người đàn ông trong làng Công Lương từng cho biết: "Phụ nữ trong làng sướng lắm, dù là nhà nông nhưng không biết làm ruộng gì đâu. Ở đây, công việc làm đồng cánh đàn ông chúng tôi lo tất không để phụ nữ động tay vào. Bởi ở đây là làng thương vợ mà, ai lại cho vợ phải làm những công việc nặng nhọc".
Nhận xét về cánh mày râu trong làng, hầu hết phụ nữ nơi đây đều "chấm điểm" họ là những người chồng, người cha mẫu mực. Đàn ông làng Công Lương ít rượu chè, rất chăm chỉ làm ăn và đặc biệt, rất thương vợ.
Khi hết công việc đồng áng, đàn ông làng Công Lương lại giúp đỡ vợ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo. Cứ rảnh tay là lại làm việc giúp vợ chứ chẳng tính toán thiệt hơn.
Đàn ông trong làng luôn nghĩ, vợ cũng có công việc cũng vất vả sinh con đẻ cái nên cứ giúp được vợ việc gì là họ lao vào làm ngay. Hình ảnh đàn ông làng Công Lương ngồi vo gạo, giặt quần áo là chuyện hết sức bình thường.
Với phụ nữ, lấy được người đàn ông làng Công Lương giống như gặp được vận may phúc đức. Họ xem đó như một đặc ân ông trời ban cho nên cũng cố gắng làm lụng việc nhà, nuôi dạy con cái nên người để xứng đáng với sự yêu thương của chồng.
Được biết, "thương vợ" vốn là một tục lệ có từ lâu đời của làng Công Lương được truyền từ đời này sang đời khác. Vì thế, sau này các thế hệ tiếp theo ai cũng dần quen với việc đàn ông làm việc nhà chứ không phải phụ nữ. Điều họ quan tâm là vợ được thoải mái và vui vẻ.
Chia sẻ trên báo Gia đình & Xã hội, ông Trương Hữu Chi - trưởng làng Công Lương cho biết, bản thân rất tự hào về truyền thống "thương vợ" của làng mình. "Là vợ chồng, chung sống với nhau nhiều năm cũng không tránh khỏi có lúc cơm không lành, canh không ngọt. Nhưng mọi chuyện chỉ có vậy thôi rồi đâu lại vào đó cả. Ở làng Công Lương có 300 hộ nhưng tất cả đều sống rất hạnh phúc, chưa bao giờ có chuyện chồng đánh vợ và đặc biệt hơn là từ lúc làng thành lập đến nay chưa hề có cặp vợ chồng nào phải ly hôn".
trong cuộc sống gia đình, thương vợ là điều đương nhiên song có lẽ để trở thành một người chồng tuyệt vời như ở làng Công Lương thì quả thật là "hiếm có khó tìm". Nhất là ở thời đại mà tỷ lệ hôn nhân tan vỡ diễn ra ngày càng nhiều thì đây quả là điều mà giới trẻ đáng học hỏi.
Gia đình người hiến tạng muốn tìm lại người nhận tim: Nỗi oan người mẹ bị đồn thổi "bán" tim
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận