Tổng hợp những câu trích dẫn, bình luận của một số nhà văn, nhà phê bình văn học

Sống Đẹp xin chia sẻ những trích dẫn, bình luận hay của một số nhà văn, nhà phê bình. Các bạn có thể sử dụng cho bài nghị luận văn học của mình.

Đỗ Thu Nga
14:29 02/12/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

MỘ - HỒ CHÍ MINH

1. "HCM rất Đường mà không Đường 1 tí nào. Với 1 chữ 'hồng', Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã,sự nặng nề đã diễn tả trong 3 câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cco em sau khi xay ngô tối. Chữ 'hồng' trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là "con mắt" thơ (thi nhã hoặc nhãn tự), nó bùng sáng lên, nó cân lại chỉ 1 chữ thôi với 27 chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa.

2.  Với chữ 'hồng' đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhạc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác" (Nguyễn Trung Thông) - "Nếu chỉ dừng lại ở 3 câu thơ đầu thì thơ HCM không khác gì thơ Liễu Tông Nguyên đời Đường: Thiên sơn điểu phi tận Vạn kính nhân tông diệt Cô thuyền xuy lạp ông Độc điếu hàn giang tuyết (Nghìn non chim bay hết Muôn nẻo dấu người mất Trên thuyền cô độc lão già Một mình cầu sông tuyết lạnh) (Hoài Thanh).

NAM CAO

1. “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc (…) thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi” (Nhận xét của nhà văn Tô Hoài).

2. "Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai,năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả... năm năm cày xới để tự biếm họa ,tự khẳng định,để có Nam Cao như hiện nay ta có"(GS Phong Lê)

3. “Dù viết về đề tài nào ,truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới”(?)

4. “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất cả,không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng, cũng không thi cị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh táo đúng mực” (Hà Minh Đức)

Nhung-trich-dan-binh-luan-cua-mot-so-nha-van-nha-phe-binh-van-hoc-6

5. “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình”(Hà Minh Đức)

6. “Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người” (Nguyễn Minh Châu)

7. “Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi mói như của Nam Cao”( Nhà văn Lê Định Kỵ)

SỐ ĐỎ - VŨ TRỌNG PHỤNG

1. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

2. Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: ”Đây là cái bi của người chết, cái hài của xã hội, cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người”.

3. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: "Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu,văn chương của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”

4. Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: "Đây là cái bi của người chết ,cái hài của xã hội ,cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người”

5. "Văn chương chỉ là một thứ tiêu khiển nếu nó than mây khóc gió. Tôi quan niệm văn chương là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yêu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngụ tối, kẻ bị bóc lột, mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi sẽ cố gắng nhìn và nỗi đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn miệng, lên da”. (Quan niệm của tôi về phóng sự và tiểu thuyết).

XUÂN DIỆU

1. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu". (Tố Hữu).

2. “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. (Thế Lữ - Lời tựa cho tập “Thơ thơ”).

Nhung-trich-dan-binh-luan-cua-mot-so-nha-van-nha-phe-binh-van-hoc-5

3. "Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu".

4. Nguyễn Đăng Mạnh: "Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu".

5. Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. (Thế Lữ)

6. Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới”.

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - NGUYỄN TUÂN

1. Ðây là một nhà văn “Suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".

2. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa". (Nguyễn Ðăng Mạnh)

3. Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành kính đến thiêng liêng. [...] "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

3. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,.. và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”

4. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọ).

TRÀNG GIANG - HUY CẬN

1. Ðời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu, càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. (Hoài Thanh).

2. Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,...đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. (Hoài Thanh).

HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM

1. Nguyễn Tuân viết: "Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghè. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị mà nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm thất văn học". (Theo tuyển tập Nguyễn Tuân)

2. "... Điều quan trọng là, với tất cả phẩm chất của một nghệ thuật lớn, "Nhật kí trong tù" đã sống cuộc sống xứng đáng của nó, đã gieo trồng được những giá trị văn minh và nhân đạo cao nhất vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Biết bao người, trong đó có không ít nhà văn hóa lớn, hoặc nghệ sĩ tên tuổi ở trong nước và trên thế giới đã nói về giá trị lớn của tập thơ...".

Xem thêm: Những nhận định "đắt giá" về chức năng văn học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận