Những kẻ khờ khạo nhất lại chính là những kẻ sống "NGƯỜI" nhất

Trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy có một sự gặp gỡ thú vị, rằng những kẻ khờ khạo nhất lại chính là những kẻ sống “NGƯỜI” nhất. Bằng hiều biết của anh / chị về hai hình tượng nhân vật Tràng và Thị Nở, hãy bàn luận về nhận định trên.

Đỗ Thu Nga
12:00 22/12/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

1. Khái quát

- Tác giả Nam Cao và “Chí Phèo”

- Tác giả Kim Lân và “Vợ nhặt”

2. Chứng minh

2.1. Thị Nở và Tràng đều là những con người có ngoại hình xấu, ngờ nghệch

- Nhân vật Thị Nở: “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hớn”

- Nhân vật Tràng: thì có ngoại hình xấu xí, thô kệch, “hai con mắt nhỏ tí”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, thân hình to lớn vập vạp, trí tuệ ngờ nghệch, vụng về ...

2.2. Nhưng Thị Nợ và Tràng lại sống rất người:

a. Thị Nở đã dùng tình thương để đối đãi với Chí Phèo:

- Trong làng Vũ Đại, chỉ có Thị Nở là người không coi Chí là con quỷ dữ cần xa lánh: Thị vẫn đi con đường cũ để ra sông kín nước, dù con đường ấy chạy qua căn lều của Chí; thậm chí có hôm Thị còn vào tận lều của Chí để xin rượu bóp chân.

- Thị là người đã quan tâm đến Chí khi Chí đau ốm: nấu cháo hành mang qua cho Chí, không hề bận tâm đến hình ảnh con người của Chí trong hiện tại. Thị chỉ nghĩ đơn giản: Chí đang ốm, cần sự chăm sóc, cần ăn cháo hành.

nhung-ke-kho-khao-nhat-lai-chinh-la-nhung-ke-song-nguoi-nhat-5

- Thị đã quan tâm đến Chí lúc Chí cô độc: thị nghĩ Chí đáng thương, còn gì đáng thương hơn là khi ốm đau lại phải nằm còng queo một mình.

=> Thị yêu Chí, đó hoàn toàn không phải là thứ tình yêu mang màu sắc vụ lợi, vì Chí đâu có gì, thậm chí là một con số âm. Quả thật, cách hành xử của Thị Nở, một người đàn bà dở hơi, lại rất xứng đáng với chữ NGƯỜI viết hoa.

b. Tràng đã dùng tình người để đối đãi với người vợ nhặt

- Người đàn bà bị nạn đói bóp méo cả nhân hình lẫn nhân tính, nhưng Tràng vẫn hành xử một cách rất đáng trân trọng, không có một chút mảy may do dự và tính toán: mời người đàn bà ăn. Cử chỉ ấy thật là hào hiệp, nghĩa tình vì đây là miếng ăn giữa ngày đói, nó xuất phát từ tình thương (người ta đang đói), từ ân nghĩa (người ta đã từng giúp mình), từ chữ tín (mình đã từng hứa).

- Ngay cả hành động chậc lưỡi để đồng ý cho người đàn bà này theo mình về nhà cũng phản ánh một cách hành xử rất người: người ta đang không nơi nương tựa, đang cần mình, và thú thực thì mình cũng đang cần họ. Nếu chỉ cần một chút so đo tính toán xen vào đoạn độc thoại nội tâm này, Tràng sẽ không còn là Tràng nữa

3. Đánh giá

- Nhìn qua hành động của Tràng và Thị Nở, nếu dùng lí trí của con người “khôn ngoan”, chúng ta có thể có một chút mỉm cười thương hại, thậm chí mỉa mai, giễu cợt.

- Nhưng nếu xét kĩ, chúng ta lại cảm thấy vô cùng xấu hổ, vì chúng ta, vốn mang danh là những con người “khôn ngoan”, nếu rơi vào những hoàn cảnh ấy, lại có thể sẽ hành xử không NGƯỜI một chút nào. Cổ nhân nói người hiền thường trông như kẻ ngu là vậy.

- Thông qua hai nhân vật, ta thấy cả hai nhà văn đều có những quan niệm nhân đạo vô cùng sâu sắc: giữa cái xã hội đầy rẫy những kẻ tự xưng là người này, thực ra cái gọi là tình người lại hiếm hoi biết bao nhiêu; và đừng bao giờ đánh bóng tô son lòng nhân đạo, thực ra nhân đạo chỉ là “lòng tốt bình thường” mà con người cần có khi đối đãi với nhau.

4. Khái quát chung về nhân vật, tác giả và tác phẩm.

(s.t)

Xem thêm: Tình yêu đã mở thông lối về với cuộc đời của Chí Phèo như thế nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận