Những câu văn thay thế đặc sắc trong văn học

Trong một bài văn, việc biến tấu ngôn từ là điều cần thiết để tạo sự phong phú, đa dạng, hạn chế lặp từ. Nếu bạn chưa biết biến tấu ngôn từ thế nào thì hãy xem bài viết này nhé!

Đỗ Thu Nga
15:00 03/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những câu văn thay thế đặc sắc trong văn học

1. Tác giả đã biểu đạt, biểu lộ, gửi gắm, ký thác, đúc kết, trao gửi, truyền tải, truyền đạt, mang đến góc nhìn mới...

2. Con người tài hoa ấy, tâm hồn thanh cao kia, trái tim thuần khiết của, người thư ký trung thành của thời đại, kẻ lãng tử ấy, con người được giáo phó kỹ thác hiện thực của thời đại ấy, chàng thi sĩ tài học, nữ sĩ họ...

3. Một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm đọng lại trong trái tim người đọc nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Nếu được hỏi tác phẩm nào khiến bạn rung động nhất, tôi sẽ không chần chừ mà trả lời ngay tác phẩm A... với nội dung B...

4. Nhà văn đã nêu lên được yêu cầu cơ bản của thơ ca là phải gắn liền với mạch nguồn đời sống, mỗi con người được trừu xuất ra trên trang giấy để phải thấm đẫm hương vị cuộc đời. Có như vậy, tác phẩm của nhà văn mới vượt lên khỏi mọi quy luật băng hoại của thời gian mà sống mãi trong tâm tưởng của bao thế hệ bạn đọc.

nhung-cau-van-thay-the-dac-sac-trong-van-hoc-7

Các từ thay thế theo tên tác giả

Kim Lân

Nhà văn của “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”;

Nhà văn tiền chiến, với thế giới người bé mọn;

Một cây bút truyện ngắn tài năng (GS, TS Trần Đăng Suyền);

Người con xứ Kinh Bắc;

Nhà văn của làng quê, ruộng đồng;

Nhà văn của gốc lúa nương dâu; …

Tô Hoài

Cây đại thụ của nền văn chương, một đời cần cù đi và viết;

Người con mảnh đất ven đô;

Hạt ngọc văn đàn Việt Nam;

Tô Hoài - một từ điển sống, một pho sách sống;

Nhà Hà Nội học;

Người bạn đường thân thiết của mọi lứa tuổi;

Một cây bút cự phách;...

Nguyễn Minh Châu

Người mở đường tinh anh và tài năng; Kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường; Nhà văn suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người; Ngọn cờ đầu của nền văn học đổi mới; Người nhận thức thấu triệt về con người; Người dứt khoát vứt bỏ các nguyên tắc lí thuyết giáo điều trong văn nghệ đương thời; Nhà văn của những trăn trở tìm tòi hướng sáng tác mới; …

Nguyễn Tuân

Ông vua tùy bút;

Người phu chữ;

Một người “An Nam hoàn toàn”;

Con người rất mực tài hoa;

Người đi tìm và sáng tạo cái đẹp;

Con chiên của chủ nghĩa xê dịch;

Người săn tìm cái đẹp, cái thật;

Từng là một nhà duy mỹ có hạng, môn đệ trung thành của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật;

Phù thủy ngôn từ;

Một diễn viên tay ngang;

Chuyên viên cao cấp tiếng việt;

Người thợ kim hoàn của chữ;...

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Một cây bút đa tài;

Người con xứ Huế;

Nhà văn đi cùng những dòng sông kỷ niệm;

Một người đã chiêm nghiệm trong im lặng và trong sương khói chỉ để giữ lại những nét đẹp sâu thẳm của thiên nhiên;

Cây bút chứa chan tình cảm; Người một đời gắn bó với Huế;

Hoàng Phủ Ngọc Tường - trầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế;

Thi sĩ của thiên nhiên; …

Lưu Quang Vũ

Nhà viết kịch đa tài;

Người chắp bút những tác phẩm sống mãi với thời gian;

Người tiên phong cho văn học đổi mới;

Cha đẻ của những câu thơ thao thức, khôn nguôi;

Lưu Quang Vũ - hoa cúc xanh vẫn còn;

Chiến binh nhân ái của thơ ca và sân khấu;

Người phá tung những mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng;

Người mở cửa;

Người đập cửa;

Người nổi gió; Nhà thơ của nhân dân;

Tượng đài của nền kịch nghệ Việt Nam;

Nhà viết kịch xuất sắc của thời kỳ hiện đại; …

Xem thêm: Chi tiết "những bước đi của Tràng " trong truyện ngắn "Vợ nhặt"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận