Nhà văn Nguyễn Khải phân tích tác phẩm "Mùa lạc" của mình và cái kết nhận 2 điểm với lời phê "Lạc đề, em không hiểu ý tác giả"

Cố nhà văn Nguyễn Khải đã dành cả buổi tối để phân tích tác phẩm của chính mình rồi đưa cho con trai nộp cho cô giáo. Thế nhưng có lẽ ông không thể ngờ được, bài văn đó nhận về điểm 2 với lời phê: "Lạc đề. Em không hiểu ý tác giả".

Đỗ Thu Nga
13:00 31/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Nguyễn Khải (3/12/1930 - 15/1/2008), tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).

Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)...

Truyện ngắn “Mùa lạc” được lấy làm tiêu đề cho cả tập truyện. "Mùa lạc" viết về thời kỳ miền Bắc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, tác phẩm được trích trong sách giáo khoa văn học phổ thông và để lại dấu ấn sâu sắc với nhiều thế hệ học sinh qua triết lý: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...”.

Nha-van-Nguyen-Khai-tu-phan-tich-tac-pham-Mua-lac-va-cai-ket-8
Nhà văn Nguyễn Khải

Mùa Lạc là tác phẩm rất nổi bật của Nguyễn Khải. Nhưng tác phẩm này cũng khiến cố nhà văn rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười" khi phân tích chính "con đẻ" của mình.

Lúc sinh thời, nhà văn Nguyễn Khải từng kể câu chuyện như sau: Khi con trai ông học cấp II, cô giáo ra đề văn phân tích tác phẩm "Mùa lạc". Cậu con trai hớn hở mang bài tập về nhà nhờ bố làm và cha đẻ của "Mùa lạc" cũng trịnh trọng ngồi cả tối để làm bài tập.

Ấy vậy mà, sau khi con trai nộp bài cho cô giáo lại chỉ nhận về 2 điểm với lời phê: "Lạc đề. Em không hiểu ý tác giả".

Theo báo Công an nhân dân, đó là một câu chuyện nhỏ nhưng cũng phản ánh bản chất việc dạy và học Ngữ văn của chúng ta bao năm qua. Trước một đề bài nào đó, giáo viên sẽ cho học trò sao chép dàn ý với 3 nội dung chính: Mở bài, thân bài và kết luận.

Nha-van-Nguyen-Khai-tu-phan-tich-tac-pham-Mua-lac-va-cai-ket-7
Bìa truyện ngắn "Mùa lạc"

Cẩn thận hơn là có một bài văn mẫu. Học sinh chỉ việc về nhà ê a, học thuộc lòng như một con vẹt. Đến khi kiểm tra, em nào bê nguyên xi được dàn ý hoặc nhiều nội dung bài văn mẫu của cô giáo thì đạt điểm cao, chệch với dàn ý hay bài mẫu thì đương nhiên phải nhận điểm thấp.

Dạy và học kiểu này, cả thầy và học trò đều nhàn, vì đâu cần sáng tạo, bay bổng, mở rộng vấn đề mà độ an toàn lại cao. Nhưng điều đáng buồn nhất chính là việc học sinh bị triệt tiêu hứng thú khi học Ngữ văn. Nghĩ đến những bài văn dài dằng dặc phải đọc rồi học thuộc, nhiều em đã ngán ngẩm lắc đầu. 

Để tạo được sự yêu thích học văn cho các em quả là điều không đơn giản nhưng trước hết, chính thầy cô đứng trên bục giảng phải là người truyền lửa. Niềm say mê của thầy cô trước những áng văn hay, những thân phận thăng trầm của đời sống sẽ truyền cảm hứng tích cực tới các thế hệ học trò.

Xem thêm: Chuyện chưa kể về sự hi sinh của nhà văn Nam Cao - người đưa văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 lên đỉnh cao

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận