Nhà thơ và hình tượng văn học: Hiểu điều này chắc chắn viết văn sẽ sâu sắc hơn!
Hình tượng văn học có vai trò quan trọng, là cầu nối, phương tiện giao tiếp đặc biệt giữa nhà văn và độc giả. Thế nhưng, nhiều bạn vẫn đang loay hoay không biết cách đưa ra kiến thức lý luận này vào trong bài viết của mình.
Hình tượng văn học là các khách thể đời sống được nhà văn chiếm lĩnh, miêu tả, tái tạo thông qua các chi tiết nghệ thuật, nhằm thể hiện sự khám phá, cắt nghĩa, lí giải của nhà văn về hiện thực và bày tỏ tư tưởng tình cảm trước hiện thực ấy. Hình tượng văn học bao gồm: con người, đồ vật, loài vật, cây cối, bức tranh, khung cảnh, thiên nhiên,... Trong đó con người là đối tượng trung tâm của sự phản ánh.
Hãy cùng xem một vài ví dụ dưới đây để dễ hình dung và biết cách đưa hình tượng văn học vào bài viết nhé:
“Nhà thơ tư duy bằng hình tượng” (Biêlinxki)
Dù ở bất kì thời đại nào, văn chương chân chính muốn phản ánh hiện thực đời sống đều phải thông qua hình tượng nghệ thuật. Hình tượng văn học là nơi thể hiện tập trung nhất mọi ý đồ của người cầm bút, thể hiện một dấu ấn riêng của họ. Từ hình tượng, ta khám phá ra những trăn trở suy tư của người nghệ sĩ, hiểu được những tình cảm, cảm xúc sâu kín nhất và tư tưởng nhân văn tiến bộ của người viết đối với cuộc sống ngoài kia. Có thể nói, hình tượng văn học là khối pha lê sáng lấp lánh làm nên thần hồn cho tác phẩm. Nhờ có những hình tượng điển hình ấy, thế giới văn học thêm rực rỡ sắc màu.
“Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm của người đọc”
Khi con tim thổn thức trước cái đẹp của cuộc sống và tâm can muốn cất lên tiếng nói ví nhân loại, những người nghệ sĩ đã cầm bút lên và viết. Họ viết vì chính mình, vì con người và vì cuộc đời. Và để có thể chuyển tải tới bạn đọc hiệu quả nhất ý đồ của mình, hình tượng văn học đã ra đời. Những hình tượng nhân vật điển hình bao giờ cũng thể hiện tập trung cao độ nhất những đặc điểm của hình tượng, có khả năng khái quát được những nét quan trọng nhất, bản chất nhất của đười sống, thể hiện được những tư tưởng sâu sắc nhất, tình cảm mãnh liệt nhất của tác giác. Chính vì lẽ đó mà hình tượng ấy làm nên vẻ đẹp tác phẩm, cuốn hút bạn đọc ở bất kì thời đại nào. Quá trình độc giả cảm nhận tác phẩm bằng cả trái tim, dùng trí tưởng tượng phong phú để hình dung ra những hình tượng văn học là quá trình tạo ra vô số những khả thể, trao cho hình tượng một sự sống mới, để nó sống mãi với muôn đời bạn đọc, hoàn thành sứ mệnh đem đến một bài học trông nhìn và thưởng thức, nuôi dưỡng tình cảm, làm phong phú thêm tâm hồn con người. Chỉ khi được độc giả đón nhận, hình tượng nghệ thuật mới có thể tồn tại giữa dòng chảy miên viễn của thời gian.
“Hình tượng văn học là sự tổng hợp những tư tưởng và say mê, là kết quả của một tấm lòng đầy thiết tha” (Biêlinxki)
Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm lao động sáng tạo miệt mài của họ. Để tạo nên những tác phẩm xuất sắc, không thể không dựng nên những hình tượng. Hình tượng là linh hồn của tác phẩm, là khối pha lê rực rỡ toả sáng mọi tài năng, tư tưởng của người sáng tác. Những hình tượng đặc sắc lại toả chiếu một ánh sáng riêng - ánh sáng của lí tưởng nhân văn, tiến bộ; của tình cảm mãnh liệt chín đỏ. Hình tượng là cái loa phát thanh của người nghệ sĩ, là nơi họ tin tưởng gửi vào trong đó tiếng lòng sâu kín nhất. Thấy hình tượng như thấy phong cách riêng của người cầm bút.
Xem thêm: Thơ là kinh thánh của tâm hồn
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận