Trắc nghiệm yêu văn học: Nam Cao viết Chí Phèo dựa trên mấy nguyên mẫu có thật ở "làng Vũ Đại"?

Phải nhận định rằng, sức sống của nhân vật Chí Phèo trên văn đàn quá mãnh liệt. Cho đến nay, nhân vật Chí Phèo đã bước thẳng từ văn học ra cuộc sống thường ngày.

Đỗ Thu Nga
09:38 10/08/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nam Cao viết Chí Phèo dựa trên mấy nguyên mẫu có thật ở "làng Vũ Đại"?

A. 1 nguyên mẫu

B. 2 nguyên mẫu

C. 3 nguyên mẫu

ĐÁP ÁN: C - 3 NGUYÊN MẪU

Chí Phèo là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao, được viết vào tháng 2/1941. Chí Phèo là 1 tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao. Đồng thời, đây cũng là một tấn bi kịch của người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội. Chí Phèo là nhân vật chính của truyện này.

Cho nay, sức sống của nhân vật Chí Phèo vẫn còn rất mãnh liệt. Nhân vật này đã bước thẳng từ văn học ra cuộc sống hàng ngày. 

Theo thông tin từ những người thân của nhà văn Nam Cao, nhân vật Chí Phèo được viết từ nguyên mẫu có thật. Theo đó, nhân vật này được "tổng hợp" từ 3 người đàn ông.

nam-cao-viet-chi-pheo-dua-tren-may-nguyen-mau-co-that-0
Chsi Phèo là nhân vật được tạo nên từ 3 nguyên mẫu có thực

Theo con gái nhà văn Nam Cao, trong 3 nguyên mẫu được nhà văn lựa chọn để xây dựng nhân vật Chí Phèo, thì có 2 ông sống ở làng cho tới lúc già mới mất, ông còn lại thì đi biệt tích.

Người đầu tiên tên là Chí, mổ lợn giúp người ta không đòi tiền mà chỉ xin phèo và rượu nhấm nháp. Khi say lảo đảo, ông không "rạch mặt ăn vạ" mà thường tìm lều chợ để ngủ, ai hỏi đi đâu luôn nói "đi phèo", ý là đi ngủ. Du vậy, người làng luôn gọi là Chí Phèo. Sau này, ông Chí bỏ làng đi biệt tích.

Người thứ hai tên Trinh, vốn là đứa trẻ được nhặt từ cái lò gạch trong làng, có vợ và đàn con. Người này uống rượu nhiều như người ta uống nước, mỗi khi say thường chử trời, chửi mọi người và ăn vạ.

Người thứ ba tên Đào, là lực điền đi ở cho ông chánh Bính ở làng. Đào từ  một thanh niên hiền lành, sau khi bị tù trở về làng thì sa vào rượu chè, tính tình ngỗ ngược.

Không chỉ Chí Phèo, nhân vật Thị Nở và Bá Kiến cũng được nhà văn Nam Cao lấy từ nguyên mẫu ngoài đời thực: 

- Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến là Bá Bính (Nghị Bính, tên thật là Trần Duy Bính). Người này là con trai cụ Trần Duy Thực, trong gia tộc họ Trần Duy. Ông là đời thứ 6 làm lý trưởng. Bá Bính dần dần chen lên được chức chánh tổng Cao Đà (huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nay là huyện Hòa Hậu, lý Nhân, tỉnh Hà Nam), chánh huyện hào (thuộc hàng 10 chánh tổng trong huyện), rồi làm đến chức nghị viên Bắc Kỳ. Bá Bính có 5 bà vợ, bà ba là Trần Thị Yêm, con nhà quyền quý, xinh đẹp đúng như chân dung bà ba trong Chí Phèo. 

nam-cao-viet-chi-pheo-dua-tren-may-nguyen-mau-co-that-8
Thị Nở cũng là nhân vật được lấy từ nguyên mẫu ngoài đời thực

- Nguyên mẫu của nhân vật Thị Nở là cô Trần Thị Nở, con ông Phó Kính - ông này làm nghề đóng cối xay nay gọi là phó. Thị Nở xấu xí, tính dở hơi, hay cười nên ông mới đặt tên là Trần Thị Nở. 

Ngoài ra, các tác phẩm khác như Lão Hạc, Trăng sáng... cũng được cho là lấy cảm hứng từ những nhân vật, cuộc sống thực. Đây chính là lý do địa danh làng "Vũ Đại" - làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang phủ Lý Nhân - nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam nổi tiếng khắp nơi.

Điều đáng nói, từ những nhân vật có thật, bằng tài năng, tác giả đã ít nhiều thay đổi so với nguyên mẫu, từ đó biến những con người bình thường ở làng quê thành những nhân vật điển hình văn học.

Đặc biệt, những nhân vật này đã đi thẳng từ trang sách ra cuộc sống đời thực, được nhắc đến hàng ngày như: xấu như Thị Nở, vô duyên như Thị Nở, thâm như Bá Kiến, ác như Bá Kiến, cùn như Chí Phèo, ăn vạ như Chí Phèo…

Xem thêm: Những câu nói bất hủ trong tác phẩm Chí Phèo đến nay vẫn đáng suy ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận