Mị - con người khát vọng là chính mình

Mị luôn khao khát được sống tự do, thoát khỏi ràng buộc nô lệ của đời mình...

Đỗ Thu Nga
10:00 19/10/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sự sống của con người là tổng hợp những nhu cầu phức tạp. Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người bao gồm năm tầng từ thấp đến cao. Phân tích hành trình phản kháng của Mị theo hướng này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn ý chí, khát vọng vươn lên trong con người cô. Trước khi phân tích rõ điều này ở Mị, chúng tôi muốn đề cập đến ý chí, khát vọng sống của những nhân vật “khốn khổ” khác trong thiên truyện, để từ đó có cái nhìn đối sánh. Nhân vật cũng khổ đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến là bố Mị. Bố Mị là người đàn ông nghèo khổ, vì cưới vơ mà mang nợ nhà thống lí Pá Tra từ trẻ cho đến tận lúc già. Suốt đời sống trong nghèo đói nên nhu cầu lớn nhất của bố Mị là trả hết nợ, thoát nghè. Cái mong muốn thoát nợ ám ảnh ông đến mức đó có lẽ là một phần quan trọng trong hành động khuyên con mình không nên ăn lá ngón tự tử: “Mày về chào lạy tao để mày đi chết đất à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn quan lại bắt tạo trả nợ. Mày chết rồi, không lấy ai là nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!”. Đó có thể là một cách nói không khéo để tránh cho con gái một kết cục thê thảm nhưng cũng phản ánh một sự thật là ông quá sợ món nợ. Nó hằn lên trong tâm trí ông từ tuổi trẻ đến khi ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Rõ ràng, một con người như bố Mị hoàn toàn không có cơ hội và mong muốn được chuyển sang những tầng cao hơn trong tháp nhu cầu Maslow như nhu cầu được tôn trọng hay tự thể hiện. Cuộc đời ông là nốt nhạc buồn về một người đàn ông hiền lành, cam chịu.

Nhân vật thứ hai chúng tôi muốn nhắc đến là chị dâu của Mị. Mặc dù làm dâu nhà quan, nhưng chị cũng phải sống cuộc sống khổ cực của kiếp “trâu ngựa” chứ không phải một con người: “chị dâu ấy chưa già, nhưng cái lưng quanh năm phải đeo thồ năng quá, đã còng rạp xuống.” Khổ sở là thế nên trong những miêu tả thoáng qua của thiên truyện, người chị dâu này không hé lộ cho chúng ta thấy một khát vọng vươn lên những nhu cầu cao hơn trong tháp nhu cầu. Chị cam tâm sống một cuộc đời an phận, cam chịu cái cảnh mình sống, sinh họa với những tiện ích vật chất ở mức tối thiểu, chịu đựng và hoàn toàn phụ thuộc vào mệnh lệnh của cha con thống lí.

Nhân vật thứ ba và cũng là cuối cùng chúng tôi muốn nhắc đến là A Phủ. Nếu như hai nhân vật trên chỉ dừng ở mức thấp nhất trong tháp nhu cầu Maslow thì đến A Phủ, nhu cầu đã có sự biến chuyển. Là một thanh niên đẹp trai, khỏe mạnh, khéo léo bên cạnh nhu cầu tồn tại tối thiểu, A Phủ, cũng như bất kì một thanh niên nào khác trên đời, đều có nhu cầu thể hiện bản thân mình, mong muốn nhận được sự tôn trọng, ngưỡng mộ của những người khác, đặc biệt là người khác giới. Nên mặc dù “chẳng có quần áo mới như nhiều chàng trai khác”, “chỉ có độc một chiếc vòng bằng sợ dây đồng vía lằn trên cổ. A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng.” Sự cố đánh A Sử dù biết A Sử là con quan thông qua cách ăn mặc: “A Sử đi trước, nạm vòng bạc rủ xuống tua chỉ xanh chỉ đỏ, chỉ riêng con cái nhà quan trong làng mới được đeo” có lẽ cũng là một cách thể hiện bản thân của chàng trai nghèo A Phủ trong một phút nông nổ bồng bột của tuổi trẻ trước sự cổ vũ, khích lệ (một cách tai hại) của đám trai bản trong viêc giành lấy thiện cảm của những cô gái Mèo xinh đẹp trong ngày lễ tết. Sau biến cố đó, A Phủ buộc phải làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra. Và từ lúc bị buộc làm nô lệ cho đến trước lúc bị bắt trói vì tội để hổ vồn trộm bò, không một câu chữ nào trong tác phẩm khiến chúng ta nhận thấy những dấu hiệu phản kháng, mong muốn thoát khỏi kiếp sống đó của A Phủ.

mi-con-nguoi-khat-vong-la-chinh-minh-9

Ba nhân vật phụ kể trên, ở ba độ tuổi khác nhau. (Bố Mị già, chị dâu Mị đang ở tuổi trung niên và A Phủ đang độ tuổi thanh niên), ba hoàn cảnh thân phận khác nhau nhưng về cơ bản họ giống nhau là sự cam chịu. Đối với họ, nhu cầu của bản thân có lẽ chỉ dừng ở mức thấp nhất trong thang bậc Maslow đưa ra. Không phải họ không có nhu cầu bước lên các thang bậc cao hơn nhưng họ đã bị cường quyền, thần quyền đè ép qúa lâu, dập tắt ý chí phản kháng hay nhu cầu vươn lên thụ hưởng những nhu cầu của cuộc sống cao hơn. Đấy là nguyên nhân khách quan. Về nguyên nhân chủ quan, có thể nói ý chí, khát vọng vươn lê khẳng định bản thân của họ thấp. Họ không dám và không thể đấu tránh cho một cuộc sống theo ý mình.

Nhìn vào ba trường hợp kể trên, chúng ta mới thấy hết ý chí, nghị lực và khác vọng sống cuộc sống cho chính bản thân mình của Mị mãnh liệt và đáng quý như thế nào. Ở đầu tác phẩm, câu nói của Mị với bố khi bố cô có ý định gả bán Mị cho nhà giàu: “Con đã biết cuốc nương làm ngô, con làm nương ngô trả nợ thay bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” đã phản ánh Mị là con người có ý chí, có khả năng tự lập cao, không muốn ai điều khiển cuộc đời mình, không muốn cuộc đời mình phải theo sự sắp đặt của người khác. Đặt trong hoàn cảnh một cô gái dân tộc con nhà nghèo, phải sống ở vùng đất còn nhiều hủ tục lạc hậu ở thời điểm của câu chuyện được viết mới thấy Mị suy nghĩ của nhiều cô gái Hmông thông thường.

Về nhà Thống lí, mặc dù làm việc vất vả nhưng về cơ bản Mị được đáp ứng nhu cầu sinh lí cơ bản nhất, không phải lo trả nợ, không phải lo trả nợ, không phải no đói như khi ở nhà với bố dù cô phải làm lụng vất cả để có được những nhu cầu cơ bản đó: “Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.” Tuy vậy nhưng không như người chị dâu hiền lành cam chịu và cả A Phủ, thanh niên sức dài vai rộng, nhu cầu sống đích thực là bản thân mình, sống cho ra sống vẫn không khi nào rời xa Mị. Đang từ nhu cầu ở mức sống tối thiểu thấp nhất, Mị vẫn muốn vươn lên thể hiên nhu cầu cao nhất trong thấp nhu cầu Maslow là được tự thể hiên mình, được mọi người đón nhận, tôn trọng và ngưỡng mộ. Mị thể hiện nhu cầu đó bằng cách muốn được đi chơi, được thể hiện tài thổi sáo để mọi người lại phải trầm trồ về Mị như ngày trước: “Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi này sang núi khác.” Qua hành động trên, chúng ta thấy Mị vẫn là một con người theo đúng viết hoa của từ này chứ không phải “con ở”, “con trâu con ngựa” trong nhà Thống lí. Đây là biểu hiện sinh động nhất cho sức sống là chính mình của Mị. Khát vọng được sống cuộc sống là chính mình của Mị chỉ tạm lắng xuống trước những trận đòn roi của A Sử chứ không hề mất đi. Khát vọng ấy bùng lên và đã trở thành hiện thực hành động giải cứu A Phủ.

Thông thường, theo logic, con người sẽ tiến hành tuần tự các bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của Maslow. Nghĩa là khi đạt được bậc thang thứ nhất mới nghĩ đến bậc thang thứ hai, đạt đươc bậc thang thứ hai mới nghĩa đến bậc thang thứ 3, cứ thế cho đến bậc thang cuối cùng. Nhưng trong hoàn cảnh chịu đọa đầy, khổ sở như thế, Mị vẫn luôn có nhu cầu, khát vọng hướng đến cái đích cao nhất của con người. Không phải là con người giàu hy vọng, tin vào bản thân mình thì không thể àm được điều đó. Và người như thế dù sống trong hoàn cảnh nào, cũng thành công. Đó có lẽ là một thông điệp mà chúng ta thấy được qua Mị trong “Vợ chồng A Phủ.

(Theo TS. Đoàn Minh Tâm)

Xem thêm: Không gian nghệ thuật trong "Vợ chồng A Phủ"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận