Những điều chưa biết về 'luật dùng đũa" khắt khe trên bàn ăn của người Việt

Hơn cả một vật dụng thường ngày, đũa ăn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa, tâm linh đối người Việt. Quy luật "dùng đũa" khắt khe trên bàn ăn của người Việt sẽ được Sống Đẹp bật mí trong bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
14:00 29/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguồn gốc đôi đũa truyền thống của người Việt

Nếu người phương Tây chuộng dùng dao dĩa trong bữa ăn thì người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng lại dùng đũa. Đũa của nhiều nước ở châu Á được làm bằng inox nhưng riêng đôi đũa truyền thống của người Việt được làm bằng gỗ hoặc tre. 

Đũa gỗ thường đi theo cặp, có chiều dài bằng nhau. Các nhà sử học phương Tây cho rằng, đũa thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa còn được gọi là civilisation des baguettes. Đũa gỗ được cho đã ra đời từ cách đây khoảng 4000 - 5000 năm trước, trong triều đại nhà Thương (năm 1600 - 1046 TCN), đôi đũa đầu tiên bằng kim loại được tìm thấy tại điểm khảo cổ Ân Khư. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thương là Trụ Vương đã sử dụng đũa ngà. 

Tuy nhiên, trong văn hóa Việt có một câu chuyện chứng minh cho sự ra đời của đũa từ rất sớm, đó là sự tích Trầu Cau. Câu chuyện bắt đầu từ thời vua Hùng, trước cả thời nhà Tần và trước khi đến 1000 năm Bắc thuộc.

luat-dung-dua-tren-ban-an-cua-nguoi-viet-khat-khe-the-nao-7
Có nhiều cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của đôi đũa

Theo đó, cô gái trong truyện dọn cơm lên cho anh em Tân và Lang ăn. Cô chỉ dọn 1 đôi đũa để thử lòng hai anh em xem anh sẽ nhường ai ăn trước. Tuy đến nay vẫn chưa xác định được người Việt sáng tạo ra đũa trước nhưng có thể thấy, đũa đã trở thành biểu tượng Văn hóa của người Việt từ rất lâu đời. 

Có những ý kiến cho rằng, động tác cầm đũa của người Việt phỏng theo con chim dùng mỏ để nhặt hạt. Những biểu tượng chim hồng, chim hạc ở Việt Nam đều là loại có mỏ dài, sử dụng mỏ để mổ thức ăn.

Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng, đũa ra đời dưới nền văn minh lúa nước. Tổ tiên người Trung Hoa đến từ Tây lưu vực sông Hoàng Hà sống chủ yếu với nền văn minh nông nghiệp khô, tức là ăn bốc bằng tay không dùng đũa. Khi bắt đầu kéo quân thôn tính phương Nam, đó là vùng Đông Nam Á thì họ mới bắt đầu có nền văn minh lúa nước. Nên văn minh này sử dụng thức ăn chính là hạt gạo nhỏ, ngắn, thường dính nhau nên việc dùng đũa hiệu quả hơn. 

Dù có rất nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của đôi đũa nhưng hiện nay, nó được sử dụng phổ biến trong mâm cơm của người châu Á. Xét ở góc độ tự nhiên, nó giúp việc gắp thức ăn thuận lợi hơn. 

luat-dung-dua-tren-ban-an-cua-nguoi-viet-khat-khe-the-nao-9
Với người Việt, đũa là dụng cụ ăn uống không thể thiếu trên mâm cơm

Đũa hiện hay thường có đầu tròn và vuông. Người Trung Hoa cho rằng, đầu đũa tròn tượng trưng cho trời, còn đầu vuông tượng trưng cho đất. Khi cầm đũa, các ngón tay sẽ nằm ở giữa tượng trưng cho nhân loại, được trời đất nuôi dưỡng. Vì vậy, đũa là điều tốt lành, may mắn. Đũa là sợi dây liên kết giữa trời đất và con người.

Đũa cũng đại diện cho một số điều được mô tả trong Phật giáo như thất tình và lục dục. Chiều dài tiêu chuẩn của đũa là là 7 thốn 6 phân Trung Quốc (1 thốn dài 3,33 cm ,1 phân dài 3,33mm).

Tại Việt Nam, đôi đũa có vài khác biệt giữa từng vùng miền bởi đặc tính văn hóa. Người miền Bắc gắn liền với hình ảnh những lũy tre làng nên người dân thường lấy thân trẻ già để làm đũa. Đũa ở miền Bắc có phần ngắn hơn một chút so với miền Nam.

Ở miền Nam có nhiều sông ngòi và những hàng dừa thẳng tắp nên đũa được làm nhiều từ dừa. Ngoài ra, người Việt còn dùng đũa gỗ, đũa Nhật hoặc đũa Hàn.

"Luật dùng đũa" khắt khe, mang giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc của người Việt

Người Việt rất coi trọng lễ nghĩa. Người Việt xưa soạn ra đến hơn 50 quy tắc trên bàn ăn. Và "luật dùng đũa" là 1 trong những quy tắc vô cùng quan trọng mà con cái đều phải nhớ. 

Người Việt xưa quan niệm, việc giáo dục sử dụng đũa cũng là một chi tiết quan trọng, thể hiện phần nào trình độ giáo dục. Phong cách dùng đũa trong bữa cơm hay ngồi ở những bữa tiệc cũng thể hiện trình độ văn hóa của người đó. 

Dùng đũa chỉ sử dụng 3 đầu ngón tay:  ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón áp út đặt dưới mặt đũa, ngón cái và ngón trỏ cố định đũa, để lại phần cuối đũa thừa khoảng 1 phân.

luat-dung-dua-tren-ban-an-cua-nguoi-viet-khat-khe-the-nao-8
Cách dùng đũa của người Việt

Trước khi cầm đũa phải so đũa, tức là xếp cho hai đầu đều nhau. Người Việt cho rằng, đôi đũa cũng như tình cảm nam nữ, chỉ có trọn vẹn khi có cặp có đôi. Trong gia đình muốn êm ấm hòa thuận thì đũa phải so sao cho bằng. 

Trong mâm cơm của người Việt, người nhỏ tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ so đũa chia cho người lớn và khách khứa đến nhà ăn cơm. Người có vai vế hoặc cao tuổi nhất sẽ nhận đũa đầu tiên, sau đó đến những  thành viên khác trong gia đình. 

Và khi gắp thức ăn cho người khác thì phải đảo đầu đũa. Điều này vừa thể hiện sự vệ sinh trong ăn uống vừa thể hiện nét lịch sự trên bàn ăn của người Việt.

Sau bữa ăn phải đặt đôi đũa xuống một cách ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch. Nếu không thể cầm đũa đúng cách, cũng cần phải chú ý đến ngón tay của mình, không nên duỗi thẳng ngón tay trỏ ra cầm đũa vì như vậy sẽ chỉ thẳng vào người đối diện, rất mất lịch sự.

luat-dung-dua-tren-ban-an-cua-nguoi-viet-khat-khe-the-nao-5
Cắm đũa dựng đứng trong bát cơm là 1 trong những điều cấm kỵ

Trẻ em khi biết dùng đũa còn được dạy không nên ngậm, mút đũa vì điều đó thể hiện sự bất lịch sự. Khi gắp thức ăn không được xới tung cả đĩa thức ăn lên để tìm thứ mình thích. Trong khi trò chuyện không được vừa nhai vừa nói, vừa cầm đũa vừa khua tay múa chân kể chuyện. 

Khi ăn thức ăn cầm chấm nước mắt thì không được chấm đũa chạm vào nước chấm, không để nước chấm vương ra mâm cơm, ra bàn, cũng không nên dùng đũa ăn của mình khuấy vào bát nước chấm hoặc bát canh. Những việc này tuy nhỏ nhưng là văn hóa ăn cơm của người Việt đã được hình thành từ hàng nghìn năm nay.

Đặc biệt, người Việt rất kiêng kỵ chuyện dùng đũa gõ vào bát ăn cơm. Đây được xem là một cách mời gọi ma đói đến quấy nhiễu. Thêm nữa, khi ăn cơm không được xới đắp đống và không được chọc dựng đứng hai chiếc đũa lên bát cơm, bởi đó là cách làm cơm cúng cho người đã khuất. 

Cho đến nay, rất nhiều quy tắc dùng đũa trong bữa cơm vẫn được người Việt duy trì. Đũa đối với người việc không chỉ là dụng cụ ăn uống mà còn ẩn chứa nhiều câu câu chuyện văn hóa lâu đời. 

Xem thêm: Giải mã ý nghĩa ẩn sau những chấm tròn trên đỉnh đầu các vị hòa thượng thời cổ đại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận