Chuyện "chưa đỗ đạt đã nghĩ đến việc muốn đổi vợ" và lời cảnh tỉnh của Đức Phật về suy nghĩ xấu 

Suy nghĩ xấu gây nghiệp báo rất đáng sợ. Và câu chuyện dưới đây sẽ thức tỉnh bạn, giúp bạn kiểm soát những suy nghĩ xấu trong tâm để tránh rước họa vào thân.

Đỗ Thu Nga
14:00 20/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện "chưa đỗ đạt đã nghĩ đến việc muốn đổi vợ"

Chuyện kể rằng, cậu học trò Lý nổi tiếng là người giỏi văn chương, chữ nghĩa. Đến mùa thi cử cậu cũng khăn gói lên đường đi ứng thí như bao bạn đồng niên. Đường đi xa nên cậu đành tá túc trong một quán trọ ở Cừ Châu.

Học trò Lý vô cùng ngạc nhiên khi chủ quán trọ đối xử với anh thân thiện, nhiệt tình như thể đã quen từ kiếp trước. Cậu học trò cảm thấy khó hiểu nên mới hỏi nguyên nhân.

Chủ quan liền đáp: "Trong giấc mơ đêm qua, Thần thổ địa căn dặn với tôi rằng, ngày mai có người họ Lý đến quán ngủ trọ. Anh ấy sẽ là thủ khoa của đợt thi này, ông nhớ đối xử tốt với anh ta".

Loi-canh-tinh-cua-Duc-Phat-ve-suy-nghi-xau-6
Ảnh minh họa

Nghe được những lời này, học trò Lý sung sướng lắm. Đêm đó cậu không ngủ nổi vì quá vui. Nhưng cũng vào lúc này, cậu mơ mộng khi đỗ đạt, làm quan thì cuộc sống sẽ thay đổi ra sao và khi ấy bản thân nên làm gì. Bỗng nhiên cậu nghĩ đến vợ ở quê nhà: "Cô ấy mình chỉ lấy khi nghèo khó thôi chứ được làm quan thì phải lấy người xứng đáng. Chắc là nên bỏ vợ rồi cười người khác xinh đẹp, tươi trẻ hơn".

Hôm sau, học trò Lý ung dung lên đường ứng thí và cũng đêm đó, chủ quán lại được Thần thổ địa báo mộng: "Người học trò này tâm địa bất thiện. Chưa thi đỗ công danh mà đã nghĩ đến việc bỏ vợ rồi. Lần này thi sẽ bị trượt".

Và quả nhiên, đúng là học trò Lý trượt. Cậu buồn bã trở về tìm gặp người chủ quán trọ lần trước hỏi lý do. Người chủ quán lại kể về giấc mơ của mình. Học trò Lý vô cùng kinh ngạc, không ngờ suy nghĩ ấu lại gây nghiệp báo đáng sợ đến vậy.

Lời phật dạy về suy nghĩ xấu

Con người thường nông cạn, không đủ trí để nhìn thấy con đường tội lỗi hay nghiệp báo, nhân quả của mình đang diễn ra như thế nào. Chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ rằng, hành động mới gây ra tội ác hay hiểu biết hơn thì tin rằng, khẩu nghiệp mang đến tội. Còn bình thường, không hay quan tâm đến suy nghĩ có gây nghiệp báo hay không.

Đức Phật từng dạy, ý nghiệp là nghiệp do ý, tư tưởng, tình cảm, hoạt động tinh thần tạo ra, hay nói cách khác, đó chính là tâm tạo nghiệp.

Cho dù ta chưa làm việc xấu cho người khác nhưng trong lòng nảy sinh ý nghĩ, mong muốn cái xấu xảy ra, cái tai họa cho người khác thì dẫu mới chỉ là ý nghĩ, những ác niệm mong manh dấy lên cũng đủ kết thành nghiệp ác. Vậy nên, ta cần học cách điều chỉnh tâm mình, từ bỏ đố kỵ, ghen ghét, thù hằn. Nếu thấy người ta thành công thì chúc tụng chớ ghen tỵ. Nếu thấy người khó khăn thì cảm thông, san sẻ đừng nảy ý nghĩ khinh bỉ.

Có một vị sư trụ trì nhân một buổi ngồi trò chuyện cùng các đệ tử và một người dân thường rằng, có lần ông từng mơ thấy gặp một cô gái vì dùng những lời lẽ cay nghiệt phỉ báng người khác mà bị rơi xuống A tị địa ngục chịu tội.

Loi-canh-tinh-cua-Duc-Phat-ve-suy-nghi-xau-8
Đừng để suy nghĩ xấu hại thân

Người nông dân phân vân hỏi sư trụ trì: "Cô ta đâu có phạm điều gì nên tội như giết người, trộm cắp, chỉ nói lời xằng bậy, chửi bới mà cũng bị đọa vào A ti địa ngục sao?".

Vị trụ trì giải thích: "Điều này là bởi đạo lý rằng, hành vi do "thân, khẩu, ý" gây ra đều tạo thành tội nghiệp, tùy nặng nhẹ đến đâu mà phải chịu tội nặng nhẹ".

Ý nghiệp thường bị mọi người bỏ quên, nhưng kỳ thực nó lại tạo thành tội nghiệp rất nặng.

Người dân thường này tiếp tục hỏi với vẻ vô cùng ngạc nhiên: "Vì sao thế? Người ta mới chỉ suy nghĩ, đâu đã làm tổn hại đến ai?". 

Vị trụ trì giải thích: "Hành vi là biểu hiện ra ngoài thân thể, mọi người đều rõ ràng nhìn thấy được. Khẩu nghiệp là nói lời gây nghiệp. Khi lời nói ra, thì mọi người đều có thể nghe thấy được. Hai loại nghiệp này, người thế gian đều có thể nhìn thấy và nghe thấy được".

Còn ý nghiệp khởi lên trong suy nghĩ của một người, không ai có thể nhìn thấy và nghe thấy. Đủ mọi hoạt động trong nội tâm và suy nghĩ thiện ác đều bị trói buộc bởi ý niệm này.

Một khi ý niệm không khởi thì lời sẽ không nói ra, thân thể cũng không thể đơn độc hành động. Cho nên mới nói thân nghiệp và khẩu nghiệp đều bị quyết định bởi ý niệm.

Xem thêm: 2 điều quan trọng khi tụng kinh niệm Phật cần nhớ "khắc cốt ghi tâm" để phúc báo ngày càng sâu dày

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận