Chớ thấу nɡườі lùі mà nɡhĩ họ thᴜа - Câu chuyện ý nghĩa về cậu bé và vị hòa thượng khiến ai cũng phải suy ngẫm
Câu chuyện ý nghĩa về cậu bé, bó củi và vị hòa thượng mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc, giúp ta thấy được thiện lương khó hơn là thông minh, bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn.

Vào một ngày nọ có một vị sư lên rừng lấy củi, trên đường về gặp một cậu bé đang chạy chơi đùa, hái hoa bắt bướm.
Vị sư bèn đến gần cậu bé và hỏi: “Trên tay con cầm gì thế?”.
Cậu bé trả lời một cách láu cá: “Con đố sư biết đó, nhưng nếu sư nói sai, sư phải mất cho con một bó củi nhé?”.
Vị sư cười hiền trả lời: “Một con bướm này đã chết đúng không?”.
Cậu bé cười phá lên: “Ha ha, sư đoán sai rồi, đúng là con bướm, nhưng nó còn sống ạ!”.
Nói rồi, cậu mở hai lòng bàn tay, con bướm vội vã bay đi.

Vị sư ôn tồn bảo cậu bé: “Vậy à, củi của con đây, con cầm về đi”.
Khi trở về nhà, cậu bé hí hửng kể lại câu chuyện bó củi cho cha nghe, cứ tưởng sẽ được cha khen, ai dè người cha nghiêm nghị nói: “Con hãy đem bó củi lên chùa trả rồi xin lỗi sư thầy ngay!”.
“Nhưng con đã thắng sư thầy mà?”, cậu bé trả lời một cách hậm hực.
Lúc này người cha mới ôn tồn giải thích cho con trai: “Nếu sư nói con bướm còn sống, con cũng bóp cho nó chết đúng không? Từ đầu, ông ấy đã định đem bó củi để đổi lấy một mạng sống rồi đó”.
Nghe vậy, cậu bé đã nhận ra lỗi sai của mình và lặng lẽ cúi đầu. Hai cha con cùng đem bó củi lên chùa, chắp tay xin lỗi vị sư. Vị sư chỉ khẽ mỉm cười, gật đầu.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người mắc phải những sai lầm như cậu bé trong câu chuyện trên. Tuy thân xáс họ đã lớn, nhưng tư tưởng lại chỉ như một đứa trẻ chưa hiểu thấu sự đời. Lừa được của ai thứ gì, liền cảm thấy đắc ý, nghĩ rằng mình “khôn”, nhưng thật ra cái khôn ở đây là khôn lỏi. Điều này thật đáng chê trách.
Những người ngạo mạn và hiếu thắng chỉ thấy được cái lợi cỏn con trước mắt, mà không biết được thật sự mình đã đánh mất điều gì. Thứ họ đánh mất đi chính là cơ hội để học hỏi, trau dồi kiến thức và cơ hội để trưởng thành.

Bởi vậy, chớ thấy người ta lùi bước mà bảo là họ thua, họ kém. Họ làm như vậy chẳng qua vì họ không thích sự tranh đấu, hơn thua, họ có thể “nhẫn” một chút lùi một bước để thấy được cả “biển rộng trời cao”. Điều ấy mới thật là đáng quý và trân trọng.
Vì nếu không có chính kiến, không có ý chí kiên cường, không có sự tu dưỡng trau dồi đạo đức, thì chắc chắn khi động chạm đến danh, đến lợi, liệu ta có thể nhấc chân bước lùi thật nhẹ nhàng hay không?
Người ta thường nói, thiện lương khó hơn là thông minh, bởi vì thông minh là thiên phú, còn thiện lương là một sự lựa chọn. Điều này là rất đúng.
Xem thêm: Nghe Đức Phật dạy về đạo làm người để cả đời an yên hạnh phúc, tránh mọi tai ương
Đọc thêm
Tụng kinh niệm Phật suông không có tác dụng, chỉ khiến ta tốn thời gian. Khi tụng kinh niệm Phật, phật tử phải "khắc cốt ghi tâm" 2 điều dưới đây để phúc báo ngày còn sâu dày, khổ não bị đẩy lùi.
Mọi hành động, việc làm, suy nghĩ của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến cuộc đời của con sau này. Vậy nên Phật mới dạy "phúc đức tại mẫu". Để tích đức cho con cái, mẹ nên làm 3 việc dưới đây.
Phật dạy rằng "nguồn cội của mọi đau khổ trên đời đều từ 3 việc mà ra, đó là tham, sân, si". Câu chuyện "bó đũa của trời" chính là bài học cảnh tỉnh sâu sắc về tam độc này.
Tin liên quan
“Lấy của người khác làm phước cho mình thì đâu có gì là đáng quý” là câu chuyện sâu sắc giúp bạn có cái nhìn chính xác về việc tích phúc đức ở đời.
Qua câu chuyện nhỏ dưới đây, Đức Phật giúp chúng sinh hiểu ra rằng, khi ta chưa hiểu rõ về yêu thương thực sự thì đã bị dư luận dắt mũi từ lâu.
Đứng dưới chân Bồ Tát Quan Thế Âm, vái lạy thôi là chưa đủ. Bản thân bạn muốn tốt lên, nhất định phải tuân theo 3 nguyên tắc khấn niệm Bò Tát Quan Thế Âm dưới đây.