Những thước ảnh thú vị về rạp chiếu phim nổi tiếng nhất Hà Nội thời xưa

Xưa kia, rạp Công Nhân (rạp Cinéma Palace) là rạp chiếu bóng sang trọng bậc nhất của xứ Đông Dương. Còn ngày nay, nó "đại bản doanh" của Đoàn kịch Hà Nội.

Đỗ Thu Nga
09:00 04/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rạp Công Nhân là công trình kiến trúc tại số 42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có công năng phục vụ biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim. Đây là một trong những rạp hát lâu đời tại Việt Nam. Nguyên gốc tên rạp là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920. 

Rạp phim này được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp với mục đích trở thành một rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất Đông Dương. Khi người Pháp tái chiếm Hà Nội năm 1947, rạp này được đổi tên thành Eden.

Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Hà Nội, rạp được đổi tên thành Rạp Công Nhân và giữ tên gọi này cho đến ngày nay. Ban đầu, rạp thuộc quyền chủ quản của Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội. Năm 1995, rạp được chuyển sang cho Nhà hát Kịch Hà Nội quản lý và sử dụng, với các hoạt động biểu diễn đa dạng: Kịch, chèo, cải lương, ca múa nhạc. Ngày nay Rạp là nơi đóng trụ sở của Nhà hát Kịch Hà Nội.

Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-0
Rạp Công Nhân bây giờ

Đến năm 1990, rạp được cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi công năng từ tạp chiếu phim thành rạp biểu diễn đang năng. Đến năm 2007, rạp sửa chữa mới hoàn toàn. Song việc sửa chữa, cải tạo cẩu thả đã làm hỏng kiến trúc nguyên thủy của rạp, chịu nhiều chỉ trích từ người dân.

Để độc giả có thể hoài niệm về một thời vang bóng của rạp chiếu phim này, Sống Đẹp xin chia sẻ một vài hình ảnh tổng hợp được:

Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-9
Rạp Cinéma Palace trên phố Paul Bert, Hà Nội thập niên 1920. Rạp khánh thành năm 1920, được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-8
Cận cảnh chi tiết kiến trúc ở cổng rạp Cinéma Palace, 1934
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-7
Hình ảnh rạp Cinéma Palace trên một bưu thiếp xưa
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-6
Từ phố Paul Bert nhìn về Hồ Gươm, rạp Cinéma Palace ở bên phải
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-5
Trong bức ảnh chụp năm 1940 này, rạp Cinéma Palace đã đổi tên thành rạp Eden, kiến trúc được chuyển từ cổ điển thành tân thời
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-4
Phố Paul Bert và rạp Eden năm 1940
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-3
Poster giới thiệu phim bên ngoài rạp Eden, 1940
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-2
Người dân đi xem cải lương ở rạp Công Nhân trên phố Tràng Tiền - tên cũ là rạp Eden và phố Paul Bert - Hà Nội năm 1973
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-1
Góc chụp bằng phim màu cùng thời điểm với bức ảnh trước. Lúc này rạp đang có các buổi diễn của Đoàn cải lương Kim Phụng
Loat-anh-thu-vi-ve-rap-chieu-phim-noi-tieng-nhat-Ha-Noi-thoi-xua-00
Phố Tràng Tiền và rạp Công Nhân năm 1973

Xem thêm: Dấu ấn Nam Kỳ xưa qua loạt ảnh quý: Khung cảnh thanh bình, con người dễ mến

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận