Không còn tín ngưỡng, nhà Trần tất suy yếu - quan điểm này đúng không?

Sau vua Trần Anh Tông, các đời vua Trần ngày càng không còn tín ngưỡng Phật pháp như trước khiến vương triều dần suy yếu, ngoại bang nhăm nhe nhòm ngó... 

Đỗ Thu Nga
10:00 25/05/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo một số ý kiến, truyền thống thượng võ và tôn sùng Phật pháp của nhà Trần được kế thừa từ đời Trần Tự Viễn đến đời vua Trần Anh Tông. Nhiều người chọn con đường tu tập, nhiều đời vua chọn các từ bỏ quyền lực, của cải, thú vui, cũng như sự kính ngưỡng của người đời để đi tu. 

Bởi vì vua hoằng dương Phật pháp, quan lại được tuyển chọn đều thuộc hàng mẫu mực, phải thông tỏ Bách gia, Chư tử, Cửu lưu, Tam giáo, và thi đậu Thái học sinh. Nhiều người là danh nhân thời đó như: Đặng Kế, Đỗ Quốc Tá, Đoàn Nhữ Hài, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Trần Quang Triều... 

Đặc biệt, vào thời nhà Trần, Phật pháp được sử dụng để giáo hóa muôn dân khiến đạo đức thăng hoa, xã hội ổn định. Đó là nền tảng gốc rễ vững chắc nhất để nhà Trần đánh bại quân xâm lăng từ nước ngoài. 

Khong-con-tin-nguong-nha-Tran-tat-suy-yeu-quan-diem-nay-dung-khong-7
Tháp Bình Sơn tại chùa Then, Vĩnh Phúc, là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay (Ảnh: Viethavvh, Wikipedia, Public Domain)

Và có thể thấy, nhiều đời vua anh minh của nhà Trần đã quyết định đi theo con đường tu tập khi các hoàng tử trưởng thành. Có thể kể đến như vua Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, vua Trần Anh Tông.

Vua Trần Thái Tông chuyên chú theo Thiền Tông mà cụ tổ Trần Tự Viễn từng theo học. Đồng thời, ông cũng thông tỏ Nho giáo. Nhà vua tu học với sự hỗ trợ của các thiền sư như Đạo Viên ở Yên Tử, Ứng Thuận, Tức Lực và Đại Đăng ở thăng Long cùng các vị tăng người Tống là Đức Thành, Thiên Phong. Ngoài ra, vua còn dựng chùa tư Phúc để trao đổi thêm kiến thức với các cao tăng, đồng thời giảng dạy Thiền học cho hậu sinh.

Vua Trần Thánh Tông dùng Nho giáo để giáo hóa dân chúng, chọn quan lại. Sau khi nhường ngôi, ông đi tu ở chùa Tư Phúc dưới sự hướng dẫn của thiền sư Đại Đăng. 

Vua Trần Nhân Tông: Năm 1299, ông nhường ngôi cho Anh Tông rồi đi tu, sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm, thống nhất Phật giáo Việt Nam. ông dùng đức độ của nhà Phật để giáo hóa dân chúng, khuyến khích người dân tu dưỡng đức hạnh. Đại Việt càng cường thịnh, ngoại bang không dám ngó ngàng.

Vua Trần Anh Tông rất mộ đạo. Ông ra sức phát triển Phật giáo và nâng cao tín ngưỡng của dân chúng vào Đạo Phật. Mùa đông năm 1304, ông thỉnh cầu Điều Ngự để truyền tâm "Tâm giới Bồ Tát" tại gia cho ông. Việc làm này đã khiến nhiều tôn thất và quan lại thêm tin yêu và tín ngưỡng Phật pháp, dùng đức độ học được từ tma giáo nhằm giáo dưỡng muôn dân, giúp Đại Việt kéo dài thời kỳ thịnh thế.

Khong-con-tin-nguong-nha-Tran-tat-suy-yeu-quan-diem-nay-dung-khong-8

Năm 1313 và 1319, nông nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, nhà vua lấy hầu hết vàng bạc của mình và quốc khố dâng cho sư Pháp Loa để phân phát lại cho người dân nghèo, xem xét tường tận để không có bất kỳ người dân nào của mình phải chịu cảnh đói khổ cả. Có thể nói rằng, từ đời Thái Tông tới Anh Tông, Đại Việt nằm trong ánh hoàng kim của Phật Pháp.

Thế nhưng, sau vua Anh Tông, các đời vua Trần ngày càng không còn tín ngưỡng Phật pháp như trước. Một số ý kiến cho rằng, điều này khiến vương triều yếu dần, từ đời vua Trần Dụ Tông thì suy yếu hẳn. Lúc này, ngoại bang bắt đầu nhòm ngó, Chiêm Thành nhiều lần cho quân đánh chiếm cả thành Thăng Long.

Vua Trần Dụ Tông dù được đánh giá là thông minh nhưng khác với các đời vua trước. Ông không có được niềm tin tín ngưỡng, không lo giữ gìn đạo đức tinh thần xã hội; bản thân ham mê tửu sắc, xuống tay chi tiền xây cung điện; đánh sưu cao thuế nặng khiến nhân dân lầm than.

Thượng bất chính, hạ tất loạn. Một vị vua ham mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa thì các quan lại cũng chỉ lo vui thú, vơ vét của dân. Trong nước khi ấy phẫn nộ vô cùng, nhiều nơi nổi lên chống triều đình.

Những vị hiền thần ít ỏi của đất nước khi ấy như Chu Văn An đã dâng biểu xin trị tội quan tham ô lại nhưng vua gạt đi, không nghe. Điều này khiến Chu Văn An chán nản, cáo quan về quê dạy học.

Hiền thần đều xa rời, chỉ còn quan lại tham lam, hám của, nịnh bợ vua. Cuối cùng, nhà Trần sụp đổ, cơ nghiệp trăm năm về tay Hồ Quý Ly. 

Xem thêm: Oai hùng như nhà Trần: Đem quân lấn biên, dằn mặt nhà Tống

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận