Phát hiện kháng thể siêu nhỏ trên lạc đà Alpaca chặn được biến chủng Delta

Kháng thể đặc biệt này được nhóm chuyên gia tại Đức phát hiện trên lạc đà Alpaca. Các kháng thể siêu nhỏ này có thể mang lại hiệu quả ngăn chặn virus gấp 1.000 lần các kháng thể khác.

Đỗ Thu Nga
08:31 05/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biến chủng Delta là biến chủng mới của virus SARS-COV-2. Biến chủng này được WHO đánh giá thuộc nhóm đáng lo ngại hiện nay và là biến chủng chủng nguy hiểm nhất trong 4 biến chủng đã được phát hiện. Delta gây triệu chứng bất thường hơn các biến chủng khác và nó đang hoành hành ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Mới đây giới chức Hàn Quốc phát đi thông báo về việc phát hiện chủng nguy hiểm Delta Plus. Chủng này được cho là mạnh hơn cả Delta. Hiện tại, biến chủng Delta Plus trên thế giới rất ít, hiện chỉ xuất hiện ở một vài quốc gia bao gồm: Anh, Bồ Đào Nha, Ấn Độ và Hàn Quốc. Hiện chưa rõ biến chủng Delta Plus có khả năng kháng vaccine hay không. 

Hiện tại thế giới đang trong cuộc chạy đua điều chế vaccine, nghiên cứu loại thuốc đặc trị COVID-19. Và mới đây, các nhà nghiên cứu tại Göttingen, Đức, đã phát triển một loại kháng thể siêu nhỏ (nanobodies), có khả năng ngăn chặn hiệu quả nCoV và những biến chủng nguy hiểm của chúng. 

khang-the-sieu-nho-tren-lac-da-alpaca-chan-duoc-bien-chung-delta-0
Kháng thể siêu nhỏ của lạc đà Alpaca có khả năng chặn biến chủng Delta

Theo Scitech Daily, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Hóa lý Sinh học Max Planck ở Göttingen, Đức và Trung tâm Y tế Đại học Göttingen (UMG) cho thấy, các kháng thể siêu nhỏ mang tất cả đặc tính cần thiết cho một loại thuốc chống COVID-19. Giáo sư Dirk Görlich, Giám đốc Viện Hóa lý Sinh học Max Planck, nhấn mạnh: “Lần đầu tiên chúng ta tìm thấy kháng thể có tính ổn định cao và hiệu quả vượt trội chống lại nCoV và cả các biến chủng như Alpha, Beta, Gamma, Delta”.

Các nanobodies được phát hiện từ lạc đà Alpaca có thể tạo ra kháng thể chống COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã tiêm protein tăng đột biến nCoV vào 3 con lạc đà là Britta, Nora, Xenia, được lấy từ phòng thí nghiệm của Viện Hóa lý Sinh học Max Planck. Sau đó lạc đà cái tạo ra kháng thể. Nhóm nghiên cứu lấy máu của chính và trích xuất thành một bản thiết kế nanobodies và tiến hành phân tích để chọn ra những kháng thể tốt.

Không phải mọi kháng thể đều vô hiệu hóa được virus. Do đó, chúng tiếp tục được thử nghiệm chống SARS-CoV-2 và cải thiện khả năng sau nhiều vòng nghiên cứu.

Điều đáng mừng nhất là ngay cả các biến chủng mới, kháng thể đều cho hiệu quả chống virus mạnh mẽ. Đây cũng là niềm hy vọng của nhóm tác giả trước thực trạng chủng Delta đang hoành hành khắp hành tinh. 

khang-the-sieu-nho-tren-lac-da-alpaca-chan-duoc-bien-chung-delta-9
Nếu kháng thể này được đưa vào sản xuất thì việc điều trị COVID-19 sẽ trở nên dễ dàng hơn

Theo các nhà nghiên cứu, thoạt nhìn các nanobodies hầu như không khác với kháng thể chống nCoV từng phát triển trước đó.  Chúng đều có tác dụng vô hiệu hóa miền thụ liên kết của virus SARS-COV-2. Đây là "chìa khóa" để virus xâm nhập tế bào vật chủ. Các nanobodies chặn vùng liên kết này, từ đó ngăn virus lây nhiễm trong tế bào.

Các kháng thể này giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Phân tử kháng thể sẽ gắn vào bề mặt gai của virus và vô hiệu quá chúng khiến nCoV không còn khả năng lây nhiễm sang tế bào khác.

Các kháng thể này có thể sản xuất nhân tạo, sử dụng cho bệnh nặng. Chúng hoạt động giống như một loại thuốc, giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục. Đây là cơ chế được sử dụng để điều trị bệnh dại, viêm gan B. 

Kháng thể cũng có thể được sử dụng để điều trị COVID-19. Nhưng việc sản xuất các phân tử này ở quy mô công nghiệp còn phức tạp và tốn kém. Sự xuất hiện của các nanobodies có thể giải quyết được vấn đề này. 

Giáo sư Matthias Dobbelstein, Giám đốc đốc Viện Ung thư phân tử của UMG, giải thích: “Các kháng thể mini của chúng tôi có thể chịu được nhiệt độ lên tới 95 độ C mà vẫn giữ nguyên chức năng, khối kết tụ. Chúng vẫn hoạt động trong cơ thể người đủ lâu để sản sinh hiệu quả. Các kháng thể chịu nhiệt tốt bao giờ cũng dễ sản xuất, xử lý và bảo quản hơn”.

Theo các nhà nghiên cứu, nhờ cấu trúc như kiềng ba chân mà chỉ cần một lượng nhỏ kháng thể cũng có thể ngăn chặn được mầm bệnh. Nếu chúng ta sử dụng nó và điều chế thành công thuốc chữa COVID-19, bệnh nhân chỉ cần dùng liều lượng thấp, hạn chế tối thiểu tác phụ xảy ra. Chi phí sản xuất loại thuốc này cũng sẽ thấp.

Nhóm nghiên cứu tại Göttingen đang chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm lâm sàng để đánh giá mức độ an toàn. Nếu nó đáp ứng các điều kiện, ông Dobbelstein cho rằng đây sẽ là loại thuốc chữa COVID-19 mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân nặng và những người chưa tiêm chủng.

Bên cạnh đó, các kháng thể nói trên cũng sẽ được ứng dụng sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Ưu điểm của chúng là chi phí rẻ, nhanh chóng thích nghi với các biến chủng mới. Đây là hy vọng mới cho các quốc gia chưa tiếp cận được vaccine.

Xem thêm: Biến chủng Delta lây nhanh như thủy đậu, người tiêm đủ 2 mũi vẫn có thể phát tán virus như người chưa tiêm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận