Chùa Hòe Nhai có địa chỉ tại số 19 Hàng Than (Ba Đình, Hà Nội) là nơi đặt bức tượng "Phật ngồi trên lưng Vua" (hay có tên khác là Vua sám hối). Bức tượng này tạc bằng gỗ, cao hơn 3 mét, ghi lại khoảnh khắc một vị vua quỳ gối phủ phục mang trên lưng một pho tượng Phật, tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục. Còn dáng quỳ gối sát mặt đất của tượng Vua thể hiện sự quy phục, hối lỗi tuyệt đối.
Bức tượng "Phật ngồi trên lưng Vua" kể từ khi hoàn thành đã góp phần làm ngôi cổ tự Hà thành thêm nức tiếng. Suốt nhiều năm qua, du khách thập phương đến thăm chùa ngoài cầu cúng thì còn mong được một lần tận mục sở thị chiêm bái tác phẩm điêu khắc nổi tiếng này.
Chùa Hòa Nhai - nơi đặt pho tượng "Phật ngồi trên lưng Vua"
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc của bức tượng bắt nguồn từ thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), vị vua thứ 10 của nhà Lê trung hưng. Khi đó, Phật giáo không còn được đứng ở vị trí quốc giáo nữa, thay vào đó là Nho giáo.
Vào thời vua Lê Hy Tông đã ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng. Nếu ai ngoan cố sẽ bị khép vào trọng tội đem xử trảm. Sự việc nàu khiến Phật giáo rơi vào thảm cảnh tang thương.
Trong thời điểm sinh tử ấy, một vị thiền sư đắc đạo tên là Tông Diễn đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa nhà vua, cứu lại niềm tin Phật pháp.
Để trở lại khi sắc lệnh vừa ban ra đã khó, lại tìm gặp vua thì càng khó khăn hơn. Cuối cùng Hòa thượng Tông Diễn đã phải dùng biện pháp, ông gửi tặng nhà vua một chiếc hộp, trong đó có viên ngọc quý. Song thực chất trong chỉ có một tờ biểu ghi lịa những điều mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội.
“Đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...”, tờ biểu phân tích.
Sau cuộc gặp mặt này, vua Lê Hy Tông đã hồi tâm chuyển ý. Sắc lệnh đã ban được xóa bỏ. Sư Tông Diễn được mời trụ trì chùa Hòe Nhai - đây cũng là ngôi chùa lớn nhất kinh thành thời đó. Và tượng Vua sám hồi cũng ra đời từ đó.
Hình ảnh Vua quỳ gối đỡ Phật
Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật Đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng vua sám hối độc nhất ở Việt Nam. Hiện, tượng vua sám hối cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness quốc tế, ở lĩnh vực Phật giáo.
Ngoài bức tượng gốc đặt tại chùa Hòe Nhai thì ở chùa Thánh Quang (Hải Dương) hiện cũng đang lưu giữ một phiên bản khác. Và cũng giống như bức tượng gốc, bức tượng thứ 2 này đang được thờ phụng trong nhà thờ tổ và nhận được sự sùng kính của người dân địa phương.
Sư trụ trì Thích Diệu Mơ cho biết: "Chúng tôi được chiêm ngưỡng phiên bản mới của bức Vua sám hối. Theo quan sát, vì được làm bằng đồng nên toàn bộ thân tượng đều có màu vàng bóng, kích thước nhỉnh hơn một chút bản gốc và quan trọng thần thái của 2 nhân vật đều được giữ nguyên: Bên trên từ bi hỷ xả, bên dưới thần phục, hối lỗi...".
Một phiên bản khác của pho tượng "Phật ngồi trên lưng Vua"
Sư Mơ cũng cho biết, sở dĩ Thánh Quang tự quyết lưu giữ bản sao của bức tượng "Phật ngồi trên lưng vua"là bởi nơi đây chính là chốn tổ của phái Tào Động - trường phái mà Hòa thượng Tông Diễn là sư Tổ đời thứ 2.
“Khoảng thế kỷ XVII, Tào Động Tông do Thiền sư Thủy Nguyệt, pháp danh Đạo Nam Thông Giác truyền vào Việt Nam. Đệ nhất tổ Thủy Nguyệt đã tu hành và viên tịch tại hang Thánh Hóa phía sau chùa Nhẫm Dương và đây trở thành chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam. Đệ nhị Tổ chính là Quốc sư Tông Diễn”, Sư Mơ giảng giải.
Chùa Hòe Nhai (Hà Nội) nằm trên khuôn viên rộng khoảng 3.000m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian và nhà tổ 7 gian tạo thành hình chữ “Công”.
Nhiều tài liệu cho rằng, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý (1010 - 1225) và lưu giữ bên trong nhiều bảo vật cổ, quý… trong đó có pho tượng "Phật ngồi trên lưng Vua".
Một góc linh thiêng của chùa Hòe Nhai
Hệ thống tượng Phật ở chùa Hòe Nhai được giới khảo cổ đánh giá là đa dạng về chất liệu như gỗ quý, đất nện, đồng nung. Bên cạnh pho tượng kép nổi tiếng, trong chùa còn lưu giữ nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Thích Ca sơ sinh, bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, Hoa Nghiêm tam thánh…
Ở sân chùa Hòe Nhai có 3 ngọn tháp cao ba tầng, ngọn tháp Ấn Quang mới được dựng năm 1963 để kỷ niệm ngày Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.
Trong chùa còn có 28 văn bia, cổ nhất là tấm bia có niên đại từ năm 1703. Nội dung tấm bia nhắc về vị trí chùa ngày trước, giúp các nhà khảo cổ xác định được địa điểm chiến thắng của nhà Trần trước quân Nguyên, giải phóng kinh thành.
Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, danh vọng, quyền lực và tiền bạc không đem lại hạnh phúc thực sự nếu bạn không biết cách chăm sóc cơ thể, cảm xúc của mình.
Việc thờ cúng tượng Phật tại gia đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam. Tuy nhiên đến nay vẫn còn rất nhiều người thắc mắc rằng có nên thờ tượng Phật trong nhà hay không và nên thờ tượng phật nào trong nhà? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Luật nhân quả trong cuộc sống này dù không thể chứng minh bằng khoa học, nhưng chúng ta luôn có thể chiêm nghiệm lại bằng những trải nghiệm cá nhân. Dưới đây là những lời dạy của Phật giáo. Hãy dành ít phút để đọc và cảm nhận bạn nhé!
Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.
Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.
Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.
Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.
Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.
13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.