Hổ tướng nhà Tây Sơn nào khiến viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh đại bại?

Đô đốc Nguyễn Văn Lộc là 1 trong 7 hổ tiếng nhà Tây Sơn có nhiều chiến công hiển hách. Ông chính là đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh ở đất Tây Sơn.

Đỗ Thu Nga
07:00 21/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị tướng đánh Nam dẹp Bắc

Tây Sơn thất hổ tướng là danh hiệu của 7 tướng lĩnh, thủ lĩnh quân sự nhà Tây Sơn gồm: Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú‎, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc. Trong đó, Nguyễn Văn Lộc là hổ tướng từng vào sinh ra tử, có nhiều chiến công hiển hách. Ông cũng là người đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh ở đất Kỳ Sơn.

Nguyễn Văn Lộc (Đô đốc Lộc) là người làng Kỳ Sơn (nay là xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Ông vốn là con nhà nông, thuở nhỏ phải đi chăn trâu cho phú nông ở làng Kỳ Sơn. 

ho-tuong-tay-son-khien-tuong-khet-tieng-cua-nguyen-anh-dai-bai-la-ai-6

Tương truyền, do một lần vì ham chơi mà ông để trâu ăn mất lúa, về nhà binh chủ đánh mắng, hăm dọa nên đã bỏ đi. 10 năm sau trở lại đã là một thanh niên cường tráng. Trong thời gian lang bạt, ông được 1 người thầy truyền thụ võ công cho. Cũng từ đó, khắp vùng đều biết đến ông.

Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ cùng dấy binh mưu đồ đại nghiệp, Nguyễn Văn Lộc liền đến gia nhập và được đón tiếp nồng hậu. Khi Nguyễn Nhạc xưng vương, ông được phong làm hữu Đô đốc, cùng với tả Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết theo đại binh Nguyễn Nhạc tiến đánh lụy Tuy Viễn, rồi tấn công vào quy nhơn. 

Mùa thu năm 1773, Đô đốc Lộc tháp tùng Nguyễn Lữ và Võ Văn Cao đi vào Phú Yên, Diêm Khánh, BÌnh Thuận để xem xét tình hình dân chúng. Đồng thời liên lạc với 2 vua Thủy Xá và Hỏa Xá, vận động nhân dân hưởng ứng cuộc Nam tiến của quân Tây Sơn.

Vào mùa đông cùng năm, Nguyễn Văn Lộc cùng Lê Văn Hưng theo Chinh Nam đại tướng quân Ngô Văn Sở vào đánh chiếm 3 phủ Phú Yên, Diêm Khánh và Bình Thuận. Quân Tây sơn đi đến đâu, nhân dân nghênh đón đến đó.

ho-tuong-tay-son-khien-tuong-khet-tieng-cua-nguyen-anh-dai-bai-la-ai-5

Đến năm 1774, Nguyễn Văn Lộc nhận được tin Châu Văn Tiếp dựng cờ khởi nghĩa ở Trà Lương (huyện Tuy An) nên đã đem quân vây đánh. Quân của Châu Văn Tiếp chưa giáp trận đã tan dã. Tiếp tẩu thoát vào Gia Định, cung thuận Định vương Nguyễn Phúc Tần. 

Khi Tống Phước Hiệp cử đại binh chiếm Bình Thuận, tấn công Diêm Khánh. Nguyễn Văn Lộc hợp binh với Nguyễn Huệ đánh bại thủy, bộ binh của Tống Phước Hiệp. Sau chiến thắng, Đô đốc Lộc theo Nguyễn Huệ về Quy Nhơn.

Đến năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Văn Lộc được thăng chức Thủy sư Đô đốc, mang quân theo Nguyễn Huệ vượt đèo Hải Vân đánh vào đạo quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân.  Khi xung trận, Nguyễn Văn Lộc một mình một ngựa xông vào phá cửa thành, xông thẳng vào dinh trấn thủ, bắt sống tướng giặc.

Thành Phú Xuân vừa hạ xong thì Đô đốc Lộc lại lên ngựa cùng các tướng tiến quân đánh các doanh trại thuộc Quảng Trị, Quảng Bình. Sau đó, ông ở lại giữ thành Phú Xuân để Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà diệt chúa Trịnh.

Khi Quang Trung lên ngôi, kéo quân ra Bắc diệt quân Thanh, Nguyễn Văn Lộc được phong làm Đô đốc chỉ huy cánh quân phía tả, chặn đường rút lui của địch. Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín để chạy thoát thân. 

Về ở ẩn vẫn nuôi mộng phục quốc

Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, Quang Toản (tức Cảnh Thịnh) lên kế vị. Đại Đô đốc Nguyễn Văn Lộc được cử vào trấn thủ Quảng Nghĩa. Đến năm 1797, Nguyễn Phúc Ánh kéo thủy quân ra đánh Quy Nhơn nhưng thất bại nên đã cố ý kéo quân vào đánh Quảng Nam...

ho-tuong-tay-son-khien-tuong-khet-tieng-cua-nguyen-anh-dai-bai-la-ai-3

Thành Quảng Nam bị vây, nhờ có nữ tướng Lâm Thị Bạch cố thủ và viết huyết thư cầu cứu Nguyễn Văn Lộc đem binh đánh lui Nguyễn Phúc Ánh, giải vây cho thành Quảng Nam.

Đến tháng giêng năm 1800, Nguyễn Văn Lộc đem binh vào phối hợp với Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng vào cứu Quy Nhơn, nhưng bị Tống Viết Phước cầm chân tại Bình Đê.

Vì rành địa hình ở Quảng Nghĩa nên Nguyễn Văn Lộc đã đề xuất chia 3 đạo quân theo 3 ngõ đèo Bến Đá, núi Sa Lung và núi Cung Quăng vượt qua khỏi Bến Đá vào thẳng Quy Nhơn. Tháng 5/1801, thành Quy Nhơn thất thủ. Trước đó, Phú Xuân cũng thất thủ.

ho-tuong-tay-son-khien-tuong-khet-tieng-cua-nguyen-anh-dai-bai-la-ai-1

Tướng nhà Nguyễn là Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất đem quân vào cứu Quy Nhơn, bị Tây Sơn chặn đánh. Sau được tin Thuận Hóa hoàn toàn bị chiếm, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng đem quân ra Nghệ An. Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Quang Huy đóng ở Dương An.

Vài năm đầu thời Quang Toản, Đô đốc Lộc vẫn tiếp tục cống hiến với nhiều chiến công khác nhau. Ông chính là người đã tổ chức đánh bại viên tướng khét tiếng của Nguyễn Ánh là Võ Tánh ở ngay trên đất làng Kỳ Sơn quê hương ông.

Chính Nguyễn Ánh và tướng tá bên dưới cũng kiêng nể tài cầm quân của Nguyễn Văn Lộc. Sau trận này, Đô đốc Nguyễn Văn Lộc được thăng làm Thần Võ Hữu quân Đô Thống chế.

Sau trận Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Lộc có thêm hơn 20 lần đụng độ với quân nhà Nguyễn. Và trên 20 lần đụng độ đó, Nguyễn Văn Lộc đều thắng. Uy danh của ông vang dội ở khắp nơi.

Tiếc thay, đúng thời điểm đó, chính quyền của Quang Toản suy yếu bởi sự lộng hành của Bùi Đắc Tuyên. Đô đốc Lộc không cùng phe nên đã bị Tuyên thu hết binh quyền, giáng xuống làm quan Thị lang ở bộ Lễ.

Năm 1802, Văn Lộc nghe tin vua Cảnh Thịnh bị bắt, ông tự động giải tán quân sĩ dưới quyền, một mình lên núi Kỳ Sơn ẩn náu, dùng Hầm Rùa làm chốn nương thân. Tướng Nguyễn Quang Huy cũng lên núi Dương An trú ẩn, thỉnh thoảng về Phú Yên thăm quê hương và ra Kỳ Sơn thăm Nguyễn Văn Lộc.

ho-tuong-tay-son-khien-tuong-khet-tieng-cua-nguyen-anh-dai-bai-la-ai-7

Tuy nhà Tây Sơn mấy nhưng Đô đốc Lộc vẫn nuôi ý chí phục nghiệp. Có lần Văn Lộc đã hỏi Quang Huy rằng: “Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như võ, còn khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại cùng lo việc phục hưng. Như thế chẳng hóa ra là không tận trung với cựu chúa hay sao?”.

Nguyễn Quang Huy đáp: “Những anh hùng nghĩa sĩ ra giúp nhà Tây Sơn từ ngày mới khởi nghĩa đến nay, không ai phụ nhà Tây Sơn. Tất cả đều lo tròn phận, như thế là tận trung.

Nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta tận trung với ai? Bầy tôi của vua Lê Chiêu Thống bo bo giữ lòng trung với cố chủ, nổi dậy đánh ở miền Bắc, hết lớp này đến lớp khác đã chẳng lợi gì cho nhà Lê mà còn làm khổ dân hại nước”.

Nguyễn Văn Lộc nghiệm thấy đúng nên không còn nuôi mộng phục hưng nhà Tây Sơn nữa. Cũng từ đấy không ai trông thấy Nguyễn Văn Lộc nữa.

Xem thêm: Phạm Ngũ Lão - vị tướng đánh trận bách chiến bách thắng khiến lân bang khiếp sợ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận