Hãy kiễng chân lên - bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh tỉnh Hồ Nam 2009
Nhân sinh hoàn mỹ không tách rời những ngón chân kiễng lên của chúng ta. Hãy kiễng chân lên... để cảm nhận!
Hãy kiễng chân lên, nghe tiếng gió ban mai xuyên qua rừng thông xào xạc, đó là tiếng hô hấp của rừng cây; Hãy kiễng chân lên, cảm nhận ánh nắng buổi sớm trải rộng đồng cỏ, nhặt vài tia nắng, đó là sự ấm áp từ trên trời sưởi xuống; Hãy kiễng chân, ngắm nhìn đàn bướm đang vẫy như cánh hoa, bay vờn múa lượn, đó là sức sống của sự sống. Hãy kiễng chân lên, sẽ làm cho nhân sinh trở nên tuyệt vời.
Hãy kiễng chân lên, cảm nhật cảnh đẹp của thiên nhiên.
Hãy xem kìa: Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, rặng liễu đung đưa, đàn én bay về phương bắc, ánh nắng rực rỡ, tiếng ve tiếng rế râm ran, sóng lúa vàng óng rập rờn, hoa quế đưa hương, tuyết bay mịt mù, mai vàng nở trong tuyết. Trong thế giới có những âm điệu độc đáo này, đừng nên nhốt mình ở trong nhà,mà nên mở cửa sổ ra, ngắm nhìn phong cảnh ngoài trời, rồi đẩy cửa bước ra, đến với hương đồng gió nội, hãy kiễng chân lên, giang rộng vòng tay, nhắm mắt lại, nghe tiếng gió đang thổi tới, chạm tay với bầu không khí, hết thảy sao mà mới mẻ tự nhiên, tinh thần trở tỉnh táo.
Hãy kiễng chân lên, viết nên tình thương cho trần gian.
Nhìn kìa, em bé trai nhỏ đang kiễng lên, trong tay cầm tờ mười đồng nhân dân tệ, đang cố gắng bỏ vào chiếc thùng quyên góp, nét mặt em bé gái đó sao mà thiêng liêng vậy? Em bé trai kia, đang kiễng chân lên, “Mẹ ơi, con cao hơn mẹ, mẹ đưa con cầm cho, con cầm được mà.” Nó giằng lấy chiếc túi rồi cầm khư khư trong tay; người mẹ đang đứng sau lưng cậu con trai cao lớn, cứ cố kiễng chân lên để bẻ cổ áo ngay ngắn cho con trai mình.
Hãy kiễng chân lên, làm nên nhân sinh tươi đẹp.
Hãy nghe kìa: “Nếu như tôi có thể nhìn xa hơn người khác, đó là vì tôi đứng trên vai của vĩ nhân”, Niu-tơn kiễng chân “nghiên cứu”, học tập Johannes Kepler đã phát minh ra định luật lực hướng tâm; “Đối với thành quả nghiên cứu thấm đượm mồ hôi và nước mắt, ông không bao giờ coi đó là thành quả của mình,hễ có sự đột phá là ông lại thông báo ngay cho đồng nghiệp, để mọi người chung hưởng thành quả nghiên cứu đã đạt được”, ông Viêm Long Bình đã kiễng bàn chân đạo đức, để được danh sự của mình, để thúc đẩy sự nghiệp nghiên cứu, làm cho sản lượng của lúa nước còn cao hơn cả sản lượng cao lương, cọng lúa còn dài hơn cả chổi rơm, hạt lúa còn mẩy hơn cả hạt lạc, đưa sản lượng lúa lai tạo lên tầm cao mới.
Hãy kiễng chân lên, cho càng gần với mặt trời hơn.
Hãy có một nghìn lẻ một ước nguyện, sẽ có ngày hạnh phúc nghe lời chúng ta. Chúng ta hiện nay, “Hùng tư anh phát, vũ phiến luân khăn” ,có nghĩa là tư thế anh hùng, ung dung như cầm quạt lông vũ đeo khăn tơ tằm. Chúng ta là thế hệ trẻ, mà tuổi trẻ chính là con bài của chúng ta. Trên trường đua của tuổi trẻ, chúng ta hãy kiễng chân lên cố gắng gieo trồng cầy bừa chăm bón, mặc cho mồ hôi toát ra như tắm, rồi mong đợi gặt hái thành quả, cho dù trong tay đang cầm nắm thóc lép tẹt, chúng ta cũng không nên do dự, Trung Quốc có câu”Tận ngô chí giã nhĩ bất năng chí giả, khả dĩ vô hận hĩ, kỳ thục năng cơ chi hồ.” Có nghĩa là dốc hết sức lực của mình để làm một việc gì, nếu không đạt được kết quả thì cũng không cần phải ân hận. Thế nhưng, chỉ kiễng chân lên thôi là có thể được hết thảy hay sao? Đáp án chỉ là phủ định. Đối với một người đang theo đuổi mà nói, chỉ có “kiễng chân lên thôi”, thì vẫn không sao đủ được, bởi vì cho dù chúng ta có kiễng chân lên cao đến mấy cũng khó mà với được thành quả, cho dù chúng ta cố hết sức mình để mà kiễng chân, cũng không thể nào nhìn thấy hết phong cảnh. Ngay từ cách đây hơn hai ngàn năm, trong bài “Khuyến học ” nổi tiếng của Tuân Tử đã có câu thể nghiệm sâu sắc rằng “Ngô thưởng xí nhi vọng hĩ, bất như đang cao chi bác kiến giã.” Có nghĩa là “ta từng kiễng chân lên để nhìn, không bằng leo lên trên cao để tầm mắt rộng mở hơn”.
Qua đó có thể thấy, tuy kiễng chân khiến chúng ta có thể nhìn thấy xa hơn, nhưng dốt cuộc cũng không bằng đứng lên trên cao để có thể tầm nhìn càng xa hơn nữa. “Đăng Đông sơn nhĩ tiểu Lỗ, đăng Thái sơn nhĩ tiểu thiên hạ “, có nghĩa là “Khổng Tử leo Đông Sơn cảm thấy nước Lỗ trở nên bé nhỏ, khi leo lên Thái sơn lại cảm thấy thiên hạ bé nhỏ, Khổng Tử cũng phải leo lên cao mới có thể nhìn xa, ánh sáng tư tưởng sâu xa và rực rỡ như vậy mới có thể chiếu sáng muôn đời. Bởi vậy, muốn nhìn xa thấy rộng, cần phải đứng trên cao, có khi không chỉ kiễng chân lên là có thể được, mà cần phải chịu khó, thậm chí cần có sự vất vả leo lên cao, họa chăng mới càng có tác dụng.
Quang cảnh tươi đẹp cần chúng ta phải kiễng chân lên,
Tình thương nơi trần gian cần chúng ta phải kiễng chân lên,
Nhân sinh hoàn mỹ không tách rời những ngón chân kiễng lên của chúng ta.
Xem thêm: Hai bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Quảng Đông 2009 với đề bài về thường thức
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận