Thầy giáo đất Phong Thổ và hành trình 5 năm bỏ tiền túi nấu cơm trưa níu chân học trò ở lại lớp

Những bữa cơm trưa là mì tôm, trứng, thỉnh thoảng có thêm thịt, tóp mỡ của thày Phong đã níu chân được các học trò vùng cao ở lại lớp tiếp tục theo đuổi tri thức.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bữa cơm ngày đầu tháng 11 của thầy Đồng Văn Phong, 39 tuổi, và học trò lớp 5A2, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, có cơm, cá suối rán, giá đỗ xào và canh rau muống. Đây là cá do một người bạn của thầy Phong gửi cho từ xã Mường So, còn thực đơn thường là rau, trứng và mỳ tôm. Ăn xong, học trò sẽ giúp thầy rửa bát.

Thầy Phong nấu cơm trưa cho học trò từ năm 2019. Trước đó, hầu hết học sinh tại xã Tung Qua Lìn đủ điều kiện ăn, ở bán trú do nhà cách trường từ 4 km trở lên, theo Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ. Từ khi có đường bêtông nối từ chân núi tới trường Tung Qua Lìn ở đỉnh núi, khoảng cách từ nhà đến trường của học sinh được rút ngắn. Không em nào ở xa trường quá 4 km nên cũng không được hỗ trợ bán trú nữa.

Không đành lòng nhìn học sinh ăn cơm trắng, trong khi nếu đi bộ về buổi trưa, nhiều em không trở lại trường, thầy Phong quyết định nấu cơm cho học trò.

“Thôi có gì nấu đó, thầy trò cùng ăn”, thầy giáo nói.

Thầy Phong sinh ra và lớn lên tại xã Mường So, huyện Phong Thổ. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy giáo sinh năm 1984 đăng ký sư phạm vì chính sách miễn học phí.

Năm 2006 khi khăn gói từ Lai Châu xuống Hà Nội học trung cấp, cậu thanh niên Mường So mang theo đầy một balô khoai, đồ khô. Xen lẫn nỗi lo là sự hào hứng, vì ít nhất Phong biết mình quý trẻ con.

hanh-trinh-5-nam-bo-tien-tui-nau-com-trua-niu-chan-hoc-tro-o-lai-lop-0
Bữa cơm của học trò

Tốt nghiệp năm 2008, thầy giáo trở lại Lai Châu, được phân công về trường Tung Qua Lìn ngay năm đó. Dù cùng trong huyện Phong Thổ, khoảng cách từ Mường So tới Tung Qua Lìn gần 30 km, đều là đường đất. Vì vậy, thầy Phong phải ở tại trường, mỗi tháng đi bộ về thăm nhà một lần. Mỗi lần như vậy, thầy mang theo măng, khoai để ăn dần.

Thời điểm đó, Tung Qua Lìn chưa có điện. Trong căn phòng dành cho thầy cô ở lại trường, được ghép bằng các tấm ván, thầy Phong và các giáo viên hàng đêm thắp nến soạn giáo án. Những ngày lạnh cắt da, gió lùa qua các khe hở của ván gỗ, thầy cô phải đeo hai găng tay mới đỡ cóng để cầm được bút.

Học trò vùng cao không đi học đều. “Nhiều lần giận lắm”, thầy Phong kể, nhưng không đành để mặc các em, nên thầy giáo lại đến tận nhà tìm học trò. Có lần, thầy bị phụ huynh đuổi, còn học trò trốn vì gia đình muốn các em ở nhà làm nương, trông em. Về sau, mỗi lần đi tìm học sinh, thầy thường chuẩn bị thêm kẹo, bánh, những em có hoàn cảnh quá khó khăn được mua thêm quần áo.

Nhưng giờ, thầy Phong thấy nhận thức của học sinh và phụ huynh vùng cao đã được cải thiện. Việc phải thuyết phục học sinh đi học không còn nhiều như cách đây 3-5 năm. Thay vào đó, để giữ chân các em ở lại trường, không bị gián đoạn việc học, thầy chuyển qua nấu ăn trưa cho học trò.

Ngày nào có các tiết Âm nhạc, Mỹ thuật hay tiếng Anh do các giáo viên khác đứng lớp, thầy Phong thường tranh thủ chạy về phòng cắm sẵn nồi cơm, lúc tan học chỉ cần làm thêm thức ăn. Những hôm còn lại, thầy trò sẽ ăn trưa muộn hơn một chút.

hanh-trinh-5-nam-bo-tien-tui-nau-com-trua-niu-chan-hoc-tro-o-lai-lop-7
Thầy Phong được học trò tặng hoa dã quỳ dịp 20/11

Thực đơn chủ yếu là rau và trứng, tươm tất hơn sẽ có thịt hoặc tóp mỡ, cũng có hôm thầy trò cùng ăn mỳ tôm và cháo ăn liền. Mỗi ngày, khoảng 5-10 học sinh ở lại ăn trưa cùng thầy. Đây đều là những em không có cơm do gia đình chuẩn bị, hoặc chỉ mang cơm trắng. Thầy Phong cho biết tiền ăn mỗi bữa cho học trò khoảng 50.000 đồng, hôm nào có thịt sẽ nhiều hơn, nên bình quân khoảng hai triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này thầy tự bỏ ra, lấy từ thu nhập hàng tháng.

“Cách đây 3-4 năm, lương khoảng 8 triệu đồng, lại dạy ở bản nên bữa trưa cũng thiếu thốn, thầy trò chủ yếu ăn mỳ tôm và cơm trắng. Giờ được tăng lương nên thu nhập của tôi cũng được cải thiện, bữa ăn cùng học trò tươm tất hơn”, thầy Phong chia sẻ.

Cô Lù Thị Lan Hương, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn, cho hay thầy Phong rất nhiệt tình, quan tâm tới học sinh, năng nổ trong các hoạt động của ngành và địa phương.

“Thầy cũng thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, thường vận động được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ mỳ tôm, cháo, quần áo và đồ dùng học tập cho học sinh”, cô Hương nói. Ngoài thầy Phong, nhiều giáo viên tại trường cũng hỗ trợ nấu cơm trưa cho học sinh.

Trong 15 năm gắn bó với nghề, thầy Phong nhớ nhất mỗi dịp 20/11. Biết đây là ngày tri ân thầy cô, học trò lên rừng hái hoa dã quỳ để tặng.

“Các em bảo không có tiền mua hoa, nên tặng thầy bó hoa này. Tôi rất xúc động với tình cảm của học trò”, thầy Phong nhớ lại ngày 20/11 cách đây ba năm.

Ở vùng biên ải, thầy Phong không mong gì hơn là học sinh và gia đình nhận thức được sự cần thiết của việc đi học, bởi chỉ có đến trường mới giúp các em thoát nghèo, có cuộc sống tốt hơn.

“Thi thoảng nghe tin có học sinh đỗ vào trường THPT của tỉnh, rồi đỗ đại học, tôi tự hào và yên tâm lắm. Với tôi, đây là món quà có ý nghĩa nhất trong cuộc đời làm nghề giáo”, thầy Phong nói.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Cô giáo vùng cao và hành trình 8 năm mang "mì gói có tôm" cho học trò nghèo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Mong muốn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường được đón Tết ấm áp, hàng chục nữ giáo viên mầm non đã tham gia rửa xe gây quỹ từ thiện.

Tử tế không kể giàu nghèo: Cô giáo mầm non rửa xe gây quỹ mang Tết đến trẻ em nghèo
0 Bình luận

Y Tim là một cô học trò có hoàn cảnh khó khăn, nhưng em vẫn luôn cố gắng vượt cảnh nghèo, ước mơ trở thành cô giáo.

Y Tim: Cô học trò người Xơ Đăng vượt cảnh nghèo quyết chí học hành, khát khao làm cô giáo
0 Bình luận

Dù đã sắp về hưu nhưng cô Hiệu phó Chu Thị Tú Liên vẫn chọn bắt đầu một hành trình mới - hành trình gieo mầm xuân nơi đỉnh núi mây vờn

Hành trình gieo mầm xuân nơi đỉnh núi của cô giáo sắp về hưu
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Mồ côi cha mẹ, cậu học trò nghèo nỗ lực trở thành Cháu ngoan Bác Hồ

Vượt lên nghịch cảnh, cậu học trò nghèo Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích học tập xuất sắc.

Đăng Dương
Đăng Dương 20 giờ trước
Người đàn ông Đà Nẵng 9 năm bền bỉ gieo yêu thương với tủ bánh mì 0 đồng

Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, tủ bánh mì 0 đồng nằm ở góc đường Quang Trung, quận Hải Châu, Đà Nẵng của anh Trần Hữu Đức Nhật (44 tuổi) lại được lấp đầy.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Hành tình chạm đến triệu trái tim của cô giáo về hưu dạy Văn trên TikTok

"185 video, 415 ngày, 0 đồng học phí" - đó không chỉ là những con số mà là minh chứng cho một hành trình dài đầy tâm huyết, sáng tạo và yêu thương của cô giáo dạy văn Ngô Thúy Trình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Gia tộc kinh doanh Đỗ Thế Sử - Huyền thoại sống, nơi tinh thần kinh doanh được truyền thừa như một sứ mệnh

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người hùng cứu được 4 học sinh đuối nước nhưng không cứu được chính mình

Anh Đặng Duy Doanh (30 tuổi, trú huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đã mãi mãi nằm lại dưới dòng sông Hồng sau khi nhảy xuống cứu 4 học sinh đuối nước.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chân dung “hiệp sĩ xa lộ” ở Lào Cai: Cứu hộ không công, giúp người không mỏi

Suốt 10 năm qua tại TP.Lào Cai, có một người đàn ông thầm lặng làm công việc cứu hộ miễn phí. Anh là Trần Anh Điệp hay còn được gọi với cái tên thân thương “Điệp xa lộ”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh giáo dục thường xuyên gây bất ngờ với 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố

Nam sinh Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM  đã xuất sắc giành 2 giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Toán và giải đoán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 18/05
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 16/05
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 16/05
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 15/05
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất