Có một ngôi làng ở xứ Quảng không còn lo "cái ăn, cái mặc", chỉ lo trai làng "ế vợ"

Già làng Aur nói rằng, nỗi lo của người dân làng Aur bây giờ không phải là "cái ăn, cái mặc" mà là lo chuyện "dựng vợ, gả chồng" cho con cái. Bởi rất nhiều trai làng cao to, khỏe mạnh đang rơi vào tình cảnh "ế vợ".

Đỗ Thu Nga
10:00 10/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làng Aur nằm sâu trong rừng già thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Sao La - Bạch Mã (xã A Vương, Tây Giang, Quảng Nam). Để đến được làng Aur, chỉ có cách đi đường bộ với nỗi lo "vắt cắn". 

Khác xa với các ngôi làng trong rừng già tỉnh Quảng Nam, làng Aur có khung cảnh bình yên, trong trẻo. Già làng A Lăng Jeng nhiệt tình chào đón khách phương xa.

Theo già làng A Lăng Jeng, cả làng cso 24 hộ dân, 150 nhân khẩu với 100% là người đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đây là ngôi làng hiếm hoi vẫn duy trì phong tục truyền thống du canh, du cư, từng sống biệt lập với cộng đồng. 

Theo một vị cao niên trong làng, Aur từng sống ở thượng nguồn sông Hương phía Thừa Thiên - Huế. Sau giải phóng 1975, do có thay đổi về địa chính giữa Huế và Quảng Nam nên làng Aur bám trụ vùng cao, sống biệt lập ở trong rừng già.

giai-ma-bi-an-ve-ngoi-lang-e-vo-suot-10-nam-o-xu-quang
Ông Bhling Mia (Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) dẫn đầu đoàn công tác của huyện vào làng Aur khảo sát, mở đường

Già làng A Lăng Jeng kể, từng có thời điểm thời cũ ở tận Pà Xuông (giờ là xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Người Cơ Tu di cư cũng mang theo rất nhiều câu chuyện huyền thoại kỳ bí. 

Theo đó, xưa kia có câu chuyện, trẻ con trong làng chơi "lễ hội đâm trâu". Một đứa bé giả làm trâu, bị trói vào cột. Lũ trẻ liền chạy về hỏi bà mụ trong làng: "Bà có ăn thịt trâu không" kho trò chơi đang diễn ra. Bà mụ trả lời "có". Thế là lũ trẻ "đâm trâu" thật rồi chúng cắt phần thịt mang về cho bà mụ. Cả làng chìm trong tang thương.

Già làng sau đó cho họp dân chúng và quyết định rời làng đi chỗ khác. Và cứ thế, một nửa dân làng hướng thẳng đến núi Aur. Một nửa tách đường xuống dốc Gió (xã Sông Kôn, Đông Giang) sang huyện Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) để lập làng, dựng nhà sinh sống.

Làng mới dựng được vài năm thì người Cơ Tu lại tiếp tục di cư vì cái "chết xấu" (tự tử). Đến vùng đất mới cái nghèo cái đói đeo đuổi nên họ lại tiếp tục di dân sang vùng đất khác. Mỗi lần di cư họ lại đi vào sâu hơn trong rừng già. 

giai-ma-bi-an-ve-ngoi-lang-e-vo-suot-10-nam-o-xu-quang-8
Người Cơ Tu vẫn còn giữ tập tục di canh, di cư

Việc người dân Cơ Tu thường xuyên di dân khiến cho chuyện quản lý thủ tục hành chính của bà con cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người già trong làng chẳng nhớ mình sinh năm bao nhiêu... Họ cứ nhìn dáng vẻ bên ngoài để ước chừng 30, 40 hoặc 60 tuổi. Cứ lấy tuổi chẵn làm gốc rồi đăng ký kết hôn, kê khai hộ tịch, hộ khẩu theo số người trong gia đình.

Già làng Jeng nói rằng, ở làng Aur bây giờ không phải lo "cái ăn, cái mặc" mà lo chuyện "dựng vợ, gả chồng" cho con cháu. Gần 10 năm nay, cả làng Aur chưa có đứa con trai nào lấy được vợ. Nhà nào có con gái đều gả chồng xa. Giờ làng toàn người già, lớn tuổi. 

"Với người Cơ Tu, khi bước sang tuổi 18, con trai đã tính chuyện lấy vợ, vậy mà giờ đây có cả chục trai làng đã trên dưới 30 vẫn không lấy vợ. Người Cơ Tu không lấy vợ trong làng, không lấy vợ cùng họ nên chuyện lấy vợ của thanh niên trong làng còn khó hơn việc tìm đường lên trời...", già làng Jeng thở dài.

giai-ma-bi-an-ve-ngoi-lang-e-vo-suot-10-nam-o-xu-quang-0
Suốt 10 năm nay chưa một người đàn ông nào trong làng lấy vợ

Anh lăng Úy (28 tuổi) chia sẻ, cách đây 2 năm từng dẫn bạn gái về làng giới thiệu tính chuyện cưới xin. Nhưng cả nhà chưa kịp vui mừng thì cô gái lặng lẽ chia tay. Thế là từ đó đến giờ, anh Úy vẫn "độc toàn thân". Không chỉ có anh Úy mà nhiều trai làng khác cũng đang "chung phận".

Nghĩ đến chuyện trai làng không lấy vợ, già làng Jeng lại ngồi thẫn thờ, giơ bàn tay lên bấm đốt. Ông tính nhẩm, có cả chục trai làng đang "ế vợ". Trong khi đó, con gái cùng tuổi trong làng lần lượt được gả đi, giờ đã 2,3 đứa con rồi.

Giờ đây, già làng Jeng chỉ mong đường xá vào làng thuận lợi hơn để người dân không còn sống tách biệt với thế giới bên ngoài nữa. Những người ốm đau, đi đẻ cũng được đến viện nhanh hơn. Và trai làng cũng không lo "ế vợ" nữa.

Xem thêm: Về xứ Quảng nghe chuyện ly kỳ ở ngôi làng "đàn ông ngủ ngày"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận