Lịch sử Tam Quốc chứng minh: Gia Cát Lượng toàn tài đến mấy cũng "không có cửa" so sánh với Tào Tháo
Gia Cát Lượng cho đến lúc chết vẫn chỉ là một bậc mưu sĩ, còn Tào Tháo đã chứng minh năng lực mình là bậc quân chủ có tầm nhìn xa trông rộng.
Phải nói rằng, Gia Cát Lượng và Tào Tháo là 2 nhân vật nổi trội bậc nhất Tam Quốc với tài trí hơn người khiến hậu thế nể phục.
Gia Cát Lượng là quân sư nhà Thục Hán, nổi tiếng là người tài trí, chiến lược gia vĩ đại nhất thời Tam Quốc. Ông được so sánh ngang Tôn Tử đại tài thời Chiến Quốc.
Trong khi đó, Tào Tháo bị gọi là "gian hùng thời loạn". Ông tuy xuất thân dòng dõi nhà tướng nhưng không hề có quan hệ với Hán thất nên mặc định cho đó là biểu tượng của kẻ phản nghịch, mưu đồ soán ngôi. Qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã lấy Tào Tháo làm hình ảnh đối lập với Lưu Bị.
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực để so sánh Gia Cát Lượng với Tào Tháo. Bởi hai người này chưa từng trực tiếp đọ sức. Nhưng thực tế lịch sử Tam quốc chỉ ra rằng, Gia Cát Lượng đến chết vẫn chỉ là 1 bậc mưu sĩ, còn Tào Tháo đã chứng minh năng lực của bậc quân chủ bằng tầm nhìn xa.
1. GIA CÁT LƯỢNG VÀ NHỮNG SAI LẦM LIÊN TIẾP
Xét về tài trí, trong Tam quốc khó có ai vượt qua được Gia Cát Lượng, kể cả Tư Mã Ý. Nhưng trên toàn cục diện, Gia Cát Lượng không thật sự thành công, nhất là ở cách dùng người.
Trong số 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại, có đến 7 sai lầm liên quan đến cách chọn người, dùng người. Những sai lầm này chủ yếu xuất hiện khi Lưu Bị qua đời, còn con trai Lưu Thiện lên nắm quyền hầu như giao hết công việc triều chính cho Gia Cát Lượng.
Kinh Châu là nơi quan trọng nhất trong chiến lược "Long trung đối sách" của Gia Cát Lượng. Nhưng sau khi chiếm được Kinh Châu, ông lại giao cho Quan Vũ.
Quang Vũ là vị trướng tận trung với nước với dân, một lòng phò tá Lưu Bị, Luận về võ và khả năng đánh trận, ông thuộc top đầu trong Tam quốc. Nhưng nhược điểm của Quan Vân Trường là "biết tiểu nghĩa mà không biết đại nghĩa”, có dũng nhưng không đủ mưu mẹo. Hơn ai hết, Khổng Minh là người hiểu rõ nhất tính cách của Quan Vũ nhưng ông vẫn giao cho anh trấn giữ Kinh Châu.
Kết quả nhận được, Kinh Châu bị Đông Ngô chiếm đóng. Nước Thục từ việc mất Kinh Châu mà trở nên suy yếu, không thể gượng dậy nổi. Đó là sai lầm lớn trong dùng người của Gia Cát Lượng.
Sau khi Quan Vũ, Trương Phi lần lượt qua đời, Lưu Bị lâm bệnh và cũng mất không lâu sau đó. Nhà Thục thiếu hụt nhân tài trầm trọng. Lưu Thiện dù là quân vương nhưng mọi quyền hành đều cho Gia Cát Lượng mới là người quyết định mọi việc. Ông không chú trọng bồi dưỡng người tài, kể cả Triệu Vân cũng ít khi được trọng dụng.
Có không ít học giả Trung Quốc cho rằng, Khổng Minh đã sai khi chọn Khương Duy làm người kế tục mình trong chiến dịch Bắc Phạt. Không thể phủ nhận Khương Duy là vị tướng dũng mãnh bậc nhất của nhà Thục sau thời của Ngũ Hổ Tướng nhưng anh không phải người am hiểu chính trị.
Sau khi Khổng Minh mất, Khương Duy tiếp tục lãnh binh Bắc phạt đến lần thứ 9 khiến cho nước Thục đã yếu lại càng thêm yếu. Từ đó, nhà Thục dần dần lọt vào tay của Tư Mã Ý.
2. TÀO THÁO VÀ TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG
Thực tế, Tào Tháo luôn bị coi là kẻ háo sắc, đa nghi, nham hiểm nên hình ảnh của ông khá xấu xí. Nhưng xét về mưu trí, tài năng và thuật dùng người thì khó ai qua được ông.
Dưới trướng Tào Tháo có vô số quân sư, chiến lược gia nổi bật như Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục, Tuân Du... Những người này được đánh giá có năng lực chẳng kém cạnh gì Gia Cát Lượng.
Võ tướng thì dưới trướng Tào Tháo có anh em Hạ Hầu, Tào Nhân, Tào Hồng. Ngoài ra, ngũ tử lương tướng xuất sắc nhất theo đánh giá của Trần Thọ, không nằm trong gia tộc họ Tào, gồm Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp, Từ Hoảng.
Dù có những danh tướng quyết không phục vụ dưới trướng Tào Ngụy như Quan Vũ, Triệu Vân, Tào Tháo đều nể trọng mà tha chết. Danh tướng có tài nhưng không có đức như Lữ Bố phải chịu kết cục bi thảm dưới tay họ Tào.
Đối với những nhân tài nhưng không biết nghe lời như Chu Bất Nghi, Tuân Úc, Dương Tu, tất cả đều phải nhận lấy cái chết. Dù sau này, Tào Tháo rất buồn vì một số người tài, lại thân cận nhưng cuối cùng không phục mình.
Đến cuối cùng, Tào Tháo cũng giữ lời thề không xưng đế, âm thầm dọn đường cho con trai lên ngôi sau khi mình qua đời. Đây được coi là một trong những chiến lược đúng đắn nhất, dù ông phải “ngậm bồ hòn”.
3. GIA CÁT LƯỢNG VÀ TÀO THÁO KHÁC NHAU THẾ NÀO?
Nhắc đến quân lệnh, Gia Cát Lượng vô cùng nghiêm khắc. Ông luôn làm theo quân lệnh. Ông rừng trảm Mã Tốc bất chấp quân lính xin tha. Khổng Minh cũng bắt Quan Vũ lập quân lệnh trạng, nếu thua sẽ xử trảm ở Nhai Đình.
Thái độ nghiêm khắc, bình đẳng, coi tướng làm sai cũng như lính đã thiết lập quân kỷ nghiêm minh của Gia Cát Lượng. Điều đó đối với một người quân sư đứng đầu là cần thiết nhưng theo nhiều nhà học giả Trung Quốc, Khổng Minh đã có phần thiếu sót trong cách dụng binh của mình.
Nhưng Tào Tháo thì ngược lại. Ông dù có nổi nóng, chém đầu tướng lĩnh, quân sĩ nhưng đến cuối cùng vẫn trọng người tài. Một câu nói rất nổi tiếng của Tào Tháo khi tướng mình bại trận là: “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia”.
Vào năm 197, võ tướng Điển Vi liều chết cố thủ trước đợt tập kích của bè lũ Trương Tú, tạo cơ hội để Tào Tháo thoát chết. Khi thoát nạn, trở về Hứa Xương, Tào Tháo đã lo lắng đi tìm kiếm Điển Vi.
Biết tin dũng tướng chết trận khi chưa cùng mình hoàn thành cơ nghiệp Tào Tháo thương tiếc vô cùng. Ông sai người lập đền thờ, bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng: “Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi”.
Có thể nói, Tào Tháo là người hiểu rõ đạo lý, nhất là với những võ tướng tài năng, trung thành. So với Gia Cát Lượng, người ta lại thấy Khổng Minh dễ dãi trong việc dùng người nhưng lại quá nghiêm khắc với các tướng lĩnh.
Thời Tam quốc, sách lược mà Gia Cát Lượng bày cho Lưu Bị, liên quân với Đông Ngô không ít lần khiến Tào Tháo đại bại. Nhưng đến cuối cùng, Thục Hán không thể phá vỡ cục diện thế chân vạc.
Năm 234, Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, còn Tào Tháo đã có thể yên lòng nhắm mắt khi con trai mình là Tào Phi ép Hán Hiến đế nhường ngôi, trở thành Ngụy đế, Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận