Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

Cổ nhân dạy cấm sai: Gái nhờ phước cha, trai nhờ phước mẹ; Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để phước cho con.

Đỗ Thu Nga
17:36 13/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo luật nhân quả, ở đời, ai làm người nấy chịu, con không thể gánh tội thay cha được. Vậy tại sao có những việc cha làm còn lại bị ảnh hưởng, giống như câu: "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"?

Theo giáo lý nhà Phật, câu nói trên liên quan đến hai thứ: Biệt nghiệp và cộng nghiệp.

Biệt nghiệp là quả báo riêng của mỗi chúng sinh. Giống như chuyện, mình học nhiều thì sẽ biết nhiều, mình ăn nhiều thì sẽ lo, mình lười biếng thì sẽ nghèo khổ, thất bại.

Còn Cộng nghiệp chính là nghiệp chung của nhiều người chung sống, cùng sống trong hoàn cảnh. Hiểu một cách đơn giản, đó là nghiệp chung của gia đình.

Phật dạy rằng, khi chúng ta "hướng chánh" thì tất cả các nghiệp đều được chuyển hóa cho dù nghiệp lực đó có xuất phát từ góc độ nào đi chăng nữa. Thừa hưởng cái hay của thế hệ trước, đồng nghĩa với việc phải gánh chịu hậu quả mà thế hệ đó để lại. 

doi-cha-an-man-doi-con-khat-nuoc-9
Theo giáo lý nhà Phật, "đời cha ăn mặn, đời con khát nước" liên quan đến biệt nghiệp và cộng nghiệp

Phật cũng dạy rằng, chúng ta không nên né tránh. Khi nghiệp sấu của thế hệ trước đến, nếu chúng ta không hóa giải thì con cháu sau này cũng sẽ tiếp tục thừa hưởng. Muốn chấm dứt nghiệp xấu thì cần  hướng tâm, chân thành. Chính việc tu thân tích đức này sẽ giúp cho thế hệ sau tránh được hậu họa mà tổ tiên để lại.

Vì thế mới có những câu nói : “Tốt lá tốt nem, tốt em, tốt chị. Hay ngược lại cũng thế. Hoặc: một người làm xấu cả bọn mang nhơ; một người làm tốt cả bọn được nhờ. Một con sâu làm rầu nồi canh v.v…”.

Nếu cha mẹ ăn ở không có đạo đức thì con cái dễ hư hỏng. Ví dụ trong gia đình, cha say rượu, mẹ nghiện món đỏ đen thì tất nhiên sẽ bỏ bê con cái. Điều này dẫn đến con cái hư hỏng là chuyện dễ hiểu.

Trong cuộc đời tương đối này, đôi khi cũng có trường hợp đặc biệt ngoại lệ. Ví như cây đắng sinh trái ngọt. Có những gia đình cha mẹ thiếu đạo đức, kém học thức nhưng con cái lại ngoan ngoãn, giỏi giang thành tài. Những trường hợp ngoại lệ này thật sự mà nói, ta rất ít thấy. Đại đa số đều tác động chịu ảnh hưởng bởi cộng nghiệp rất lớn.

doi-cha-an-man-doi-con-khat-nuoc-0
Tu tập chuyển hóa bản thân chính là cách chấm dứt cộng nghiệp

Theo Phật giáo Việt Nam, không ai có thể chống lại được luật nhân quả. Vì luật nhân quả, ta phải xem ở nhiều mặt. Không thể xét một cách đơn phương, cục bộ, một chiều được. Bởi lý nhân quả nó tương quan theo ước định của chiều thời gian. Và sự ảnh hưởng qua lại giữa biệt nghiệp và cộng nghiệp đương nhiên là phải có. Đời cha gây ra những hành động xấu, tốt, tất nhiên, phải có ảnh hưởng đến đời con. Nếu đời cha là người ăn ở có đạo đức, hiền từ, có trình độ học vấn kiến thức khá, và có một đời sống cư xử gương mẫu, thì đời con chắc chắn là phải có ảnh hưởng tốt đẹp lây. 

Ngược lại, nếu cha đạo đức kém, đời sống bê tha, nhiều tánh xấu thì sẽ ảnh hưởng đến con cái. Như ăn mặn là nhân mà khát nước là quả. Chính vì cha mẹ ăn ở không có đạo đức mà có thể gây ảnh hưởng hậu quả cho đời con gánh chịu. Đây là nhân quả tương đồng tác động ảnh hưởng bởi cộng nghiệp mà ra.

Mỗi người sống trên đời đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp riêng của mình. Nếu không biết hướng tâm đến chánh đạo thì mình sẽ chọn theo công nghiệp để đẩy mình đến kết cục tiêu cực như ông cha mình.

Muốn chấm dứt cái hậu quả ''cha ăn mặn, con khát nước'' thì chính mình phải tu tập chuyển hóa bản thân để chấm dứt đời trong đời mình chứ không tiếp tục làm ảnh hưởng đến đời con cháu.

Lời Phật dạy: 7 trường hợp tuyệt đối không sát sinh kẻo rước họa vào thân, tích ác nghiệp cho đời sau

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận