Con dâu xứ Quảng "chinh phục" mẹ chồng Hà thành bằng tô mì gây thương nhớ

Bao năm thưởng thức đủ món ngon Hà thành nhưng người phụ nữ U40 đó đã bị con dâu xứ Quảng "chinh phục" bởi hương vị thơm ngon, gây thương gây nhớ của tô mì Quảng do con dâu nấu.

Đỗ Thu Nga
07:40 03/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà tôi vốn gốc Hà Nội nên mọi sinh hoạt trong gia đình vẫn còn lưu đậm dấu ấn của người Tràng An cổ. Từ đời ông bà cho đến bố mẹ tôi đều vô cùng coi trọng mâm cơm gia đình, mâm cỗ cúng hay mâm cỗ ngày Tết. Các món ăn đều được chuẩn bị rất cầu kỳ và hoa lệ. 

Ở tuổi 40, tôi đã thưởng thức không ít món ngon Hà thành và cũng chế biến không ít món ngon cho gia đình. Đặc biệt vào ngày Tết, nem công chả phương đều do một tay tôi làm hết. Mâm cỗ gia đình lúc nào nhìn cũng rất hấp dẫn, đậm chất người Hà Nội xưa.

Nhớ Tết năm 2020, gia đình đón thêm thành viên mới. Do tình hình dịch bệnh và đường xá cách trở nên gia đình làm lễ báo gia tiên, đăng ký kết hôn cho các cháu trước rồi đưa cháu về nhà cùng sinh sống. Đó là cô con dâu cả nhà tôi.

con-dau-xu-quang-chinh-phuc-me-chong-bang-to-mi-quang-8
Mì Quảng vốn là đặc sản của người miền Trung

Vốn gia đình là người Hà Nội gốc nhưng con trai tôi lại phải lòng cô gái xứ Quảng. Mấy ngày đầu về làm dâu, bà con họ hàng ai cũng nhỏ to nói "số tôi chắc sẽ vất vả hơn vì con dâu xứ Quảng đâu biết làm đồ ăn Hà Nội". Có những ngày tôi cũng nghĩ sẽ phải tốn thời gian để dạy con bé kiểu cách ăn uống, sắp đồ lễ ở nhà này... Vậy mà không ngờ con bé có thế mạnh riêng.

Tuy không giỏi nấu cỗ Hà thành nhưng con bé lại rất giỏi ẩm thực xứ Quảng. Mà các bạn biết đấy, món ngon xứ Quảng hiện giờ đã có mặt ở khắp nơi mà món nào cũng ngon, cũng gây thương nhớ.

Con dâu tôi vốn sinh trưởng trong gia đình bình thường nên việc bếp núc được cha mẹ rèn từ bé. Nhớ Tết năm ngoái, cả nhà ngán ngẩm đồ dầu mỡ, con dâu xung phong vào bếp trổ tài nấu mì Quảng để "đổi món" cho cả nhà.

con-dau-xu-quang-chinh-phuc-me-chong-bang-to-mi-quang-5
Sợi mì Quảng

Các bạn biết đấy, cũng như phở và bún, mì Quảng được chế biến từ gạo nhưng hương vị và hình thức có nhiều điểm khác. Để làm mì, con dâu tôi dùng gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay ra. Bột xay đem tráng thành bánh rồi cắt nhỏ bằng dao. Nhưng giờ công nghệ hiện đại, chỉ cần 1 cuộc gọi là con dâu đã đặt được sợi mì Quảng từ ngoài hàng về.

Mà lạ thật, mì con dâu tôi đặt có là sợi mỳ đục chứ không phải trắng ngần như sợi bún người Hà Nội hay ăn. Trong quá trình chần mì, con dâu tôi cho thêm cả dầu lạc để tạo vị béo ngậy và không dính.

Theo tôi quan sát, ở phần nước lèo (nước dùng) được nấu từ xương heo, thịt gà, tôm, cá nóc... Bữa đó vì nhà có sẵn gà nên con dâu nấu nước dùng bằng xương và thịt gà. 

con-dau-xu-quang-chinh-phuc-me-chong-bang-to-mi-quang-4
Cách nấu nước lèo mì Quảng

Nước lèo mì Quảng sánh sánh chứ không trong vắt như phở Hà Nội và khác hẳn những tiệm mì Quảng tôi và gia đình đã thưởng thức ở Hà Nội. Nước dùng mì Quảng do con dâu "chế" rất ít, chỉ đủ để ngấm vào các sợi mì. Nghe người ta nói, chỉ những người sành ăn mì Quảng mới biết và đó cũng là lần đầu tiên tôi được con dâu bật mí điều này.

Mì Quảng con dâu làm xong, có vị thơm rất lạ, khác hẳn bún phở Hà Nội. Con dâu dặn cả nhà ăn kèm với bánh tráng (bánh đa). Bánh tráng phải nhất thiết là bánh tráng gạo có rắc vừng. Bên cạnh đó ăn kèm với rau xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng... Những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm vị hấp dẫn của mì Quảng.

con-dau-xu-quang-chinh-phuc-me-chong-bang-to-mi-quang

Màu vàng óng của sợi mì, thêm một chút thịt gà kho, thịt heo, vài con tôm... cùng sắc trắng của miếng bánh tráng mè giòn rụn, sắc vàng của lạc rang, sắc xanh của rau sống, sắc đỏ của ớt... đã tạo nên món mì Quảng rất đặc trưng của người miền Trung.

Cả nhà tôi ăn xong tôi mì Quảng "đổi bữa" mà ai cũng si mê. Con trai tôi ăn đến cạn cả nước dùng. Quả thực, Tết năm đó, con dâu đã mang đến gia đình tôi một làn gió mới của ẩm thực. Thơm ngon và dễ gây thương nhớ.

Khi hỏi vì sao trong trăm món ngon con dâu lại làm mì Quảng cho gia đình ăn thì cô bé trả lời, để bớt nhớ quê. Người xứ Quảng là vậy đó, dù đi đâu cũng luôn nhớ về quê nhà. Ấy vậy mới có câu: "Ai đi cách mấy sơn khê/Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn mà...".

Xem thêm: Nòng nọc - đặc sản bổ dưỡng chỉ dùng để thiết đãi khách quý của người dân miền núi xứ Quảng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận