Chiếc thuyền ngoài xa: Tất tần tật về nhân vật Phùng

Nhân vật Phùng là người nghệ sĩ chân chính, người lính với tấm lòng nhân vật. Anh mang thông điệp: "Nghệ thuật chỉ thật sự thăng hoa khi kết nối với cuộc sống đời thường".

Đỗ Thu Nga
15:00 29/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa lúc đầu được in trong tập Bến Quê (1985), về sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn khác. Tác phẩm Văn 12 Chiếc Thuyền Ngoài Xa được rút trong tập truyện cùng tên, in lần đầu vào năm 1987. 

Nhân vật Phùng trong tác phẩm mang đến cho người đọc rất nhiều suy nghĩ, chiêm nghiệm. Nhân vật Phùng cũng xuất hiện khá nhiều trong các đề thi.

LAI LỊCH

- Là nghệ sĩ nhiếp ảnh tài năng, có lòng đam mê với nghề.

- Là người bạn chiến đấu năm xưa của Đẩu.

- Phùng được giao nhiệm vụ đi thực tế chụp ảnh bổ sung một bức ảnh cho bộ lịch năm sau và anh đã đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

NGÔN NGỮ

- Phùng được tác giả viết ở ngôi thứ nhất, người kể truyện nên những câu thoại của Phùng nhìn chung khá ít.

"Cả đời chị có lúc nào thật vui không?" - Đây chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng ngoài lòng quan tâm giản dị của Phùng, nó đã bộc lộ ra được tấm lòng của người chiến sĩ sâu sắc cũng như nói lên được Phùng đã bắt đầu có cái nhìn về mọi việc theo chiều sâu hơn.

chiec-thuyen-ngoai-xa-tat-tan-tat-ve-nhan-vat-phung-9

NGOẠI HÌNH

Nguyễn Minh Châu đã không tập trung miêu tả ngoại hình của Phùng mà thay vào đó là tập trung vào phẩm chất của anh, đặc biệt là phân cảnh Phùng đối diện với "cảnh đất trời cho" đã bật lên phần nào trái tim nghệ sĩ của anh cũng như một tư tưởng giản dị về cuộc sống đầy lãng mạn.

CẢM XÚC

- Mang trong mình một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người.

- Có những phẩm chất đáng quý của người chiến sĩ cách mạng: kiên trung, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ vì công bằng xã hội.

SUY NGHĨ

- Phùng cảm động trước "cảnh đắt trời cho" ngay trước mặt mình, trái tim Phùng lúc đó như bóp thắt lại, anh ví như "một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ", một vẻ đẹp toàn bích, nhận ra rằng "bản thân cái đẹp chính là đạo đức".

=> Có thể thấy, Phùng không chỉ nhạy bén trước cái đẹp mà còn có suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp và cái thiện cũng nhự tin  rằng cái đẹp có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.

- Trước cảnh bạo lực gia đình, lúc đầu Phùng kinh hãi tột độ "chỉ biết há mồm ra nhìn", nhưng sau đó anh đã vứt bỏ máy ảnh chạy xuống, ra sức can ngăn để rồi phải nhập viện, và rồi ở tòa án, Phùng đã bị choáng trước người đàn bà không bỏ chồng

=> Phùng đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lý cho người đàn bà bất hạnh.

=> Phùng tuy chưa hiểu nghịch cảnh cuộc đời nhưng tồn tại bên trong anh là một phẩm chất của người chiến sĩ, căm ghét sự bất công và sẵn sàng hành động vì công bằng.

- Phùng bắt đầu tự ý thức ra nhiều điều, anh cảm thông cho số phận người đàn bà đen đủi kia, anh biết chấp nhận nghịch lý cuộc đời. Anh không còn nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, một chiều nữa.

=> Phùng có được nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, nhìn đời cần phải có cái nhìn đa chiều để thấy chiều sâu, bản chất của sự việc.

Xem thêm: Những ý nghĩa triết lý về cuộc sống trong “Chiếc thuyền ngoài xa”

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận