Chân dung người đàn ông Nhật hơn 10 năm nhặt rác tình nguyện ở Hồ Gươm

Với mong muốn "làm gì đó để cảm ơn Việt Nam", ông Noru Ninomiya tự bỏ tiền mua túi giấy, kẹp, găng tay và kêu gọi 5 đồng hương nhặt rác ở Hồ Gươm từ năm 2011 đến nay.

Đỗ Thu Nga
15:06 07/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cần làm gì có để cảm ơn Việt Nam

Sáng 4/6, ông Noru Ninomiya cùng khoảng 20 người nước ngoài và tình nguyện viên Việt Nam tập trung ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hồ Gươm). Sau vài phút chào hỏi, mọi người bắt đầu xắn tay áo, đeo găng, đi quanh bờ hồ nhặt từng mẩu thuốc lá, cốc giấy, chai nhựa... 

Theo VnExpress, ông Noru Ninomiya đến Việt Nam công tác từ 14 năm trước. Ông rất bất ngờ với vẻ thanh bình của Hà Nội, đặc biệt là cảm mến nét đẹp riêng của Hồ Gươm. Nhưng ông không vui khi chứng kiến hành động xả rác ở nơi này, trong khi xung quanh có rất ít thùng rác.

chan-dung-nguoi-dan-ong-nhat-hon-10-nam-nhat-rac-tinh-nguyen-o-ho-guom-6
Hình ảnh đẹp của ông Noru Ninomiya cách đây nhiều năm

"Nếu rác thải ven hồ được giảm thiểu, khu vực này sẽ còn đẹp hơn nữa", người đàn ông 74 tuổi nhớ lại suy nghĩ của mình lúc đó.

Với mong muốn "làm gì đó để cảm ơn Việt Nam", ông tự bỏ tiền ra mua túi giấy, kẹp và găng tay, kêu gọi thêm 5 đồng hương bắt đầu nhặt rác ven Hồ Gươm từ năm 2011. Ngày đầu tiên, trời nóng như đổ lửa, cả 6 người nhễ nhại mồ hôi khi hoàn thành công việc. Nhưng ai cũng cảm thấy thoải mái.

chan-dung-nguoi-dan-ong-nhat-hon-10-nam-nhat-rac-tinh-nguyen-o-ho-guom
Dù đã 74 tuổi nhưng ông Noru Ninomiya vẫn miệt mài cùng các đồng hương nhặt rác ở bờ hồ
chan-dung-nguoi-dan-ong-nhat-hon-10-nam-nhat-rac-tinh-nguyen-o-ho-guom-3

"Dần dần hoạt động nhặt rác mỗi sáng Chủ nhật ở Hồ Gươm trở thành thói quen khởi động ngày cuối tuần và đã được chúng tôi duy trì hơn 11 năm", ông Ninomiya, người từng là tổng giám đốc một công ty 100% vốn Nhật Bản ở Long Biên, nói với VnExpress.

"Người nước ngoài yêu thủ đô và có ý thức như vậy, chúng ta cần phải làm nhiều hơn"

Biết tới hành động của ông Ninomiya qua truyền thông, bà Nguyễn Thị Minh Phương, cựu chuyên gia khí tượng và môi trường, đã tham gia nhóm, với suy nghĩ "người nước ngoài yêu thủ đô và có ý thức vậy, chúng ta cần phải làm nhiều hơn".

Tháng 8/2012, bà Phương hỗ trợ ông Ninomiya thành lập nhóm tình nguyện Làm sạch đẹp Hồ Gươm với Ninomiya trên Facebook, với hoạt động nhặt rác được lên lịch vào 8h sáng mỗi Chủ nhật hàng tuần.

Có giai đoạn nhóm thu hút 60 thành viên tham gia, trong đó có cả người Nhật và người Việt. Hơn 11 năm qua, bất kể mưa nắng, nhiều thành viên nhóm vẫn có mặt mỗi sáng Chủ nhật để góp phần làm sạch Bờ Hồ, chỉ gián đoạn hoạt động vào thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Dù nhóm có giảm về số lượng thành viên sau đại dịch và những yếu tố khác nhưng niềm cảm hứng mà ông Ninomiya mang tới không ngừng được lan tỏa.

"Nhiều người đi qua thấy chúng tôi đang nhặt rác thì hào hứng tham gia mà không cần ai thuyết phục. Tình nguyện là phải xuất phát từ mong muốn thực tâm", ông Ninomiya nói, thêm rằng bất cứ ai muốn cùng nhặt rác đều có thể đến mà không cần đăng ký trước và được phát dụng cụ cần thiết.

"Tôi tham gia hoạt động này đã được hai tháng. Việt Nam thay đổi rất nhanh chóng, nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của một số người chưa theo kịp tốc độ phát triển. Việt Nam và Nhật Bản như hai anh em, chúng tôi muốn đóng góp phần nhỏ cho cuộc sống nơi đây", ông Sahashi Takuya, 65 tuổi, quản lý cấp cao của Mitsubishi ở Hà Nội, cho biết trong buổi nhặt rác ngày 6/4.

chan-dung-nguoi-dan-ong-nhat-hon-10-nam-nhat-rac-tinh-nguyen-o-ho-guom-9
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Phương, cựu chuyên gia khí tượng và môi trường, bên chiếc xe đạp chở rác thu gom tại Hồ Gươm, ngày 6/4

Sau 30 phút gắp nhặt ven hồ, các tình nguyện viên trở lại điểm tập kết với những túi đầy rác để tiến hành phân loại. Bà Phương gom số rác đã phân loại này về nhà, tráng qua bằng nước giặt quần áo hoặc nước rửa rau rồi để ráo.

Bà sẽ mang chúng đến trụ sở dự án môi trường Green Life tại phố Sách mỗi thứ 6 cuối cùng hàng tháng. Green Life sẽ thu gom và chuyển lượng rác này tới các nhà máy xử lý ở Thái Nguyên.

"Dù quy mô nhặt rác không lớn, thời gian cũng không dài, chúng tôi mong hoạt động của mình sẽ giúp bớt đi một ít rác, môi trường thêm sạch, có thể tạo thêm công ăn việc làm cho những người tái chế, giúp đưa rác vào kinh tế tuần hoàn", bà Phương nói.

Bà Phương và ông Ninomiya cho hay ý thức vệ sinh xung quanh Hồ Gươm sau hơn một thập kỷ đã được cải thiện đáng kể, nhiều thùng rác hơn cũng đã được bố trí xung quanh khu vực này.

"Nhưng tiếc là lượng rác chúng tôi gom được hoàn toàn không giảm. Điều quan trọng không phải là nhặt rác, mà là không vứt rác ra đường. Tự tay nhặt mới hiểu là không nên vứt rác bừa bãi", ông Ninomiya nói.

Ông đã chuyển giao hầu hết hoạt động của nhóm cho các tình nguyện viên Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ, bởi ông tin rằng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường là câu chuyện mang tính thế hệ, không thể thay đổi trong một sớm một chiều.

"Nhật Bản sạch sẽ là do trẻ em được giáo dục từ sớm, trên nhà trường và ở nhà. Các cháu được dạy giữ vệ sinh từ góc cá nhân đến nơi công cộng. Tôi

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Bồi hồi ký ức Tết xưa của con trai đại gia nức tiếng Hà Nội

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận