Câu chuyện Phật giáo "Hồ nước" và lời răn sâu sắc về sự kiên nhẫn của Đức Phật

Đức Phật dạy người đệ tử, hãy xem tâm trí ta như mặt hồ. Hồ có lúc đục lúc trong, quan trọng là ta có kiên nhẫn đợi hồ tĩnh lại lấy nước trong để uống không?

Đỗ Thu Nga
07:00 04/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện Phật giáo "hồ nước"

Trên đường cùng đệ tử đi giảng pháp từ làng này sang làng khác, Đức Phật thấm mệt và khát nước. May thay, ở gần đó có một giếng nước, Ngài nhờ đệ tử đi lấy nước dưới hồ lên uống. Vị để tử vâng lời đi ngay. 

Nhưng tới gần hồ thì thấy rất nhiều người đang giặt quần áo. Một lúc sau, đệ tử còn nhìn thấy một chiếc xe bò băng qua hồ nên nước đục ngầu không thể uống được.

Chứng kiến cảnh này, người đệ tử thầm nghĩ: "Không thể đưa cho Đức Phật đồ uống bẩn như thế này được". Nghĩ là làm, cậu đệ tử quay trở lại nơi cả đoàn đang nghỉ ngơi và thưa: "Thưa Ngài, nước trong hồ đang rất bẩn và đục nên con nghĩ Ngài không uống được đâu ạ". 

Đức Phật đáp: "Vậy thì chúng ta nghỉ ngơi ở dưới lùm cây này thêm chút nữa xem sao".

Cau-chuyen-Phat-giao-Ho-nuoc-va-loi-ran-cua-Duc-Phat-ve-su-kien-nhan-9

Khoảng nửa tiếng sau, Đức Phật lại nhờ đệ tử ban nãy quay lại hồ lấy nước. Người đệ tử đi ngay. Cảnh tượng ban nãy không còn nữa, khi không có ai ở gần hồ thì nước trong sạch sẽ. Bùn bẩn đã lắng xuống đáy hồ, nước đó hoàn toàn có thể uống được.

Người đệ tử lấy nước và nhanh chóng trở lại chỗ Đức Phật. Ngài liền đón lấy bình nước, nhìn vào bên trong, sau đó nhìn người đệ tử và nói: "Các con hãy nhìn xem, nếu các con cứ để nước yên bình ở đó thì bùn sẽ tự lắng xuống. Con sẽ có nước sạch để uống mà không cần đến bất cứ nỗ lực hay khó khăn nào cả”.

Lời răn của Đức Phật: "Hãy xem tâm trí ta như mặt hồ"

Hồ nước có lúc đục lúc trong

Thông qua việc lấy nước ở hồ, Đức Phật muốn đệ tử hiểu được bài học về chữ nhẫn. Phải biết đợi nước hồ tĩnh lặng lại thì mới lấy được nước trong về uống.

Trong cuộc sống này cũng vậy, tâm trí bạn cũng như hồ nước, có khi bình lặng có khi dậy sóng nên nước có lúc trong, lúc đục là chuyện thừng tình. Nhưng quan trọng là ta phải nhận diện được nó khi đang xáo trộn để kiên trì đợi tới khi tĩnh lọng lại thì lòng ta mới yên. 

Người gặp chút sóng gió đã loạn động, bị tổn thương đã muốn tự tử, khi bị phản bội thì căm phẫn... có thể ta xem đó là tâm lý bình thường nhưng đều là biểu hiện của định lực không cao và cũng là kết quả của việc tu dưỡng chưa đủ.

Cau-chuyen-Phat-giao-Ho-nuoc-va-loi-ran-cua-Duc-Phat-ve-su-kien-nhan-6

Hãy học cách tĩnh tâm

Vội vàng ta đâu được gì ngoài việc thỏa mãn cái tâm đang khuấy động, nóng nẩy. Nhưng sau đó ta lại cảm thấy hội hận về suy nghĩ bộc phát, thiếu lý chí. Vậy nên, chi bằng nhận diện nó là không tốt và học cách để "luyện" cho mình tĩnh tâm ngay từ bây giờ.

Đơn giản thôi, khi tâm trí bị khuấy động, đừng để ý tới ngoại cảnh, hãy quan sát suy nghĩ, cảm xúc của mình, sau đó hãy để cho nó được nghỉ ngơi. Hãy dành chút thời gian không suy nghĩ gì.

Càng tìm cách để giải thích, xử lý vấn đề thì càng rối thêm mà thôi. Hãy tin rằng, tâm trí sẽ tự ổn định theo cách riêng của nó, khi tâm trí bình yên như hồ nước phẳng lặng, tự khắc mọi chuyện sẽ được giải quyết, chẳng nên dùng một chút nỗ lực nào trong đó làm gì. 

Xem thêm: Từ bi chứa đựng sức mạnh làm tan chảy mọi trái tim sắt đá nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận