Cách người trẻ sinh tồn khi đi du lịch bị mắc kẹt vì dịch bệnh

Không thể trở về thành phố khi chưa hết lệnh giãn cách, những người trẻ đang "mắc kẹt" trên núi đã tạo ra cuộc sống rất "chill" cho riêng mình để đợi ngày trở về.

Đỗ Thu Nga
08:59 16/08/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát khiến Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác buộc phải thực hiện Chỉ thị 16 - giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Và điều này khiến cho các bạn trẻ đi du lịch trên núi không thể về lại thành phố. Và cách của họ là tập sống hòa mình với thiên nhiên, tự tạo ra 1 cuộc sống "chill" đáng nhớ trong đời.

Chàng trai kẹt ở Tà Xùa hơn nửa tháng vì dịch

Ngày 15/7, chàng trai 29 tuổi Phạm Hoàng Chất "lên đồ" để lên đường đến đi cắm trại trên đỉnh Tà Xùa với thời gian khoảng 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, khi chưa kịp trở về thì anh tin Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 từ 6h ngày 23/7. 

Được biết, trong mọi chuyến đi cắm trại dù là ngắn ngày hay dài ngày, anh chàng này đều mang đủ vật dụng quan trọng như lều, tấm tarp chống mưa nắng, túi ngủ, gối hơi, võng, bàn ghế dã ngoại, bộ nồi, dao, dĩa, đèn chiếu sáng, đèn trang trí, sạc dự phòng loại 120.000 mAh có thể nạp điện thoại và đèn tích điện đủ dùng trong khoảng 20 ngày. Song đây là lần duy nhất anh không lường tới là trong balo chỉ có 3 bộ quần áo, 1 khăn tắm và chút đồ dùng cá nhân. Thực phẩm anh tranh thủ mua của người dân ở bản.

Khi ở Hà Nội anh vốn là người bận rộn nhưng nửa tháng nay, mọi chuyện diễn ra hoàn toàn khác. Anh không buồn mà thậm chí còn rất lạc quan, vui vẻ.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-9

“Mình chọn chỗ cắm trại có view đẹp nhất khu nên ở lâu cũng không thấy chán, chỉ là đôi khi có chút nhớ nhà, nhớ việc. Mỗi ngày, mình thường dành 4-5 tiếng đọc sách. Lúc khác, mình ngồi ngắm cảnh, nghe nhạc”, anh kể.

Điều khiến anh cảm thấy bất ngờ trong chuyến đi này là anh tăng gần 4kg. Chàng trai cho rằng, tinh thần thoải mái, không khí trong lành đã giúp anh khỏe mạnh hơn. 

Vốn là người thích "dịch chuyển" nên cứ cách 1 - 2 tháng anh lại xách balo lên và đi. Anh thường đồng hành với nhóm bạn hoặc đi với người thân có chung đam mê. Hầu hết mọi nẻo đường Tây Bắc anh đều có kỷ niệm. 

6 năm qua, Hoàng Công không nhớ hết những nơi mình ghé thăm. Có địa điểm đẹp, anh quay lại gần 20 lần. Chàng trai này còn mê chụp ảnh, quay video về vùng cao.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh

Vốn thích thử thách và trải nghiệm điều mới mẻ nên khi biết tin Hà Nội giãn cách thêm 15 ngày, Hoàng Công quyết định tiếp tục ở lại trên núi. Anh coi đây là chuyến đi cắm trại để đời mà sau này có thể kể cho bạn bè, gia đình nghe.

“Những khoảnh khắc đáng giá như vậy dù có nhiều tiền cũng không thể mua được”, anh nói.

4 người kẹt ở núi Dinh 1,5 tháng vì dịch

“Sáng dạo quanh rừng nghe chim hót, suối chảy. Chiều tản bộ và nghe tiếng mưa dông”, đó là đôi lời mô tả về cuộc sống tránh dịch trên núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) của anh Nguyễn Huy (33 tuổi), hướng dẫn viên du lịch, trong 1,5 tháng qua.

Anh Huy cho biết, cuối tháng 5/2021, sau khi dẫn đoàn khách từ TP Hồ Chí Minh đi trekking, cắm trại ở xã Trị An (tỉnh Đồng Nai), anh quyết định ở lại đây thêm 1 tuần. Sau đó, anh cùng 3 người bạn tiếp tục đi cắm trại ở rừng Ninh Thuận (Lâm Đồng) đến hết tháng 6.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-7
Vì bị mắc kẹt do dịch nên nhóm anh Huy tự làm lán, tìm kiếm lương thực trong rừng

Đầu tháng 7, anh Huy định trở về nhà ở Sài Gòn thì dịch bùng phát rồi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Bạn anh nhắn tin báo rằng phường nơi anh ở bị cách ly vì xuất hiện nhiều F0. Nhóm của anh quyết định di chuyển tới núi Dinh để tránh dịch và ở cho đến nay. 

Ở núi Dinh, nhóm của anh Huy làm lán tạm. Sau đó viết lên tấm biển đánh dấu bị mắc kẹt. Nhằm hạn chế tiếp xúc với người lạ, họ chọn địa điểm khá sâu trong rừng. Nơi đặt lán gần nguồn nước để tiện sinh hoạt.

Trong 2 tuần đầu, cứ 2 - 3 ngày, nhóm của anh Huy lại thay nhau xuống núi mua thực phẩm. Tuy nhiên, từ ngày 17/7, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giãn cách xã hội nên họ phải vào rừng lấy măng, hái nấm, bắt cua để cải thiện bữa ăn. 

“Nhóm mình đều có kinh nghiệm cắm trại nên mang đầy đủ bạt che mưa, lều, đồ nấu bếp, quần áo. Điều khó khăn là mọi việc ăn uống, ngủ nghỉ phải chủ động. Trong rừng hay có mưa và gió lớn nên địa điểm hạ trại cũng phải tìm nơi không có cây khô, tránh xa chỗ ẩm ướt”, anh nói.

Trong thời gian mắc kẹt ở đây, mọi người trong nhóm đều tăng cân. Sau 15 ngày, nhóm gặp cán bộ kiểm lâm và được khuyên xuống núi khai báo y tế. Sau đó, họ được giới thiệu đến chùa cách điểm cắm trại khoảng 3km. 

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-5
Bữa ăn ở chùa của nhóm anh Huy

“Các sư thầy sẵn lòng cho nhóm mình ở lại tịnh xá, hàng ngày phụ giúp công việc bếp núc. Thời gian này, Phật tử không lui tới nên mọi người không lo lắng về Covid-19”, anh Huy kể.

Hàng ngày, cả nhóm thức dậy sớm, vào bếp nấu nước. Tới trưa và chiều, họ theo các thầy vào rừng hái măng, nấm để làm đồ ăn. Ở tịnh xá có gạo và các món chay khác nên bữa ăn của nhóm cũng thêm đa dạng, đủ dinh dưỡng.

Theo anh Huy đây là khoảng thời gian tạm nghỉ, sống chậm lại để học thêm kỹ năng mới cho công việc hướng dẫn viên trekking, cắm trại sau này.

cach-nguoi-tre-sinh-ton-khi-di-du-lich-bi-mac-ket-vi-dich-benh-4
Anh Huy và người bạn động hành

“Hiện tại điều mình mong nhất là Sài Gòn dập hết dịch để cuộc sống của mọi người được trở lại như xưa. Mình cũng được trở về với công việc tour guide, hàng tuần dẫn khách đi trekking và camping ở những địa điểm đẹp. Hy vọng sớm hết dịch để tháng 10 này mình có thể chinh phục ngọn núi hùng vĩ kết hợp ngắm mùa lúa chín ở Tây Bắc”, anh Huy chia sẻ.

Xem thêm: Giải mã sức hút nhà ga xe lửa Đà Lạt: Sở hữu kiến trúc cổ, độc lạ khiến giới trẻ mê mệt

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận