Bí kíp liên hệ mở rộng số phận nhân vật "người đàn bà hàng chài"

Nguyễn Minh Châu đã rất tài tình khi dùng ngòi bút luồn lách thật sâu khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Và để phân tích hay nhân vật này, bạn phải có sự liên hệ sâu rộng.

Đỗ Thu Nga
10:00 28/04/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Minh Châu đã rất tài tình khi dùng ngòi bút luồn lách thật sâu khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Và để phân tích hay nhân vật này, bạn phải có sự liên hệ sâu rộng.

Nguyễn Minh Châu đã rất tài tình khi dùng ngòi bút luồn lách thật sâu khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài. Và để phân tích hay nhân vật này, bạn phải có sự liên hệ sâu rộng.

Nguyễn Minh Châu là ngòi bút tài năng của văn học Việt Nam. Không ồn ào, không khoa trương, một cách âm thầm, lặng lẽ ông đã tìm tòi, cách tân trong sáng tác. "Chiếc thuyền ngoài xa" là truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Nguyễn Minh Châu mà còn là một thành tựu nổi bật trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật cũng như tư tưởng của ông. 

Người đàn bà hàng chài là một trong những nhân vật ấn tượng của tác phẩm. Khi phân tích nhân vật này, các bạn đừng quên liên hệ để làm sáng hơn, rõ hơn, sâu sắc hơn nhé.

Dưới đây là cách liên hệ mở rộng số phận "người đàn bà hàng chài":

01

Nếu như cái nghèo của văn học trước 1975 đều đến cái nơi có tên là sự bóc lột của thực dân đế quốc, phát xít, phong kiến. Người đàn bà hàng chài mang cái nghèo của một kiếp chúng sinh, cái nghèo mà vạn kỷ thời đại nào cũng có. Nếu cái nghèo do bóc lột thì chỉ cần đánh đổ giai cấp bóc lột, còn cái nghèo của kiếp chúng sinh thì cần phải có đại, không thể một sớm một chiều.

Bi-kip-lien-he-mo-rong-so-phan-nhan-vat-nguoi-dan-ba-hang-chai-9

02

Nếu như sự tăm tối trong "Vợ nhặt" là cái thiếu miếng ăn của một thời kỳ biến động đầy gian lao của đất nước, thì ở "Chiếc thuyền ngoài xa", ở nơi có dòng suối Cách mạng đã chảy vào bên cuộc sống của người nông dân, cái đói nghèo vẫn chưa tan biến đi mà vẫn hiện hữu đó, vẫn tồn tại trong căn bếp nơi gia đình người đàn bà hàng chài đó.

03

"Một người đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn mặt rỗ...". Ngoại hình của người đàn bà như một sợi dây tương đồng với nhân vật thị trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân. Đối với một người phụ nữ, món quà lớn lao nhất chính là nhan sắc, là ngoại hình, là hương sắc để làm nên một nụ hoa. Mà món quà ấy, chị lại chẳng hề có được dù chỉ là một chút. 

04

Bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài - cả hai người mẹ ấy đã khóc vì những căn nguyên khác nhau nhưng truy tìm nguyên nhân sâu xa thì có lẽ lại có điểm gặp gỡ, tương đồng. Họ khóc vì yêu, vì thương những đứa con của mình. Tình yêu của mẹ dành cho con vẫn cứ mênh mông lớn lao là thế! Vậy nên đời này "Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết những lời mẹ ru".

05

Bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài đều là những hình ảnh đại diện cho một thế hệ phụ nữ Việt Nam những năm trước Cách mạng và những năm đầu đất nước được độc lập. Ở họ tồn tại những nỗi niềm, những bất hạnh, khốn khổ riêng nhưng lại luôn có những cái chung nhất ấy là tình yêu thương con vô bờ bến, là sự sâu sắc thâm trầm và thấu hiểu lẽ đời. 

Xem thêm: Giá trị của bạn nằm trong tay bạn - Bài văn nghị luận xã hội hay

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận