Bị cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Bị cước vào mùa đông khiến 10 đầu ngón chân đỏ ửng, sưng tấy, ngứa ngáy vô cùng bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Vậy cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Đỗ Thu Nga
10:44 01/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bị cước chân mùa đông có phải là bệnh không?

Một bài đăng trên thầy thuốc Việt Nam chia sẻ, cước chân là một loại dị ứng thời tiết tại chỗ. Khi nhiệt độ xuống thấp thì bệnh cước bắt đầu xuất hiện. Cước chân vào mùa đông thường xuất hiện ở người lao động ngoài trời hoặc những người trực tiếp tiếp xúc với nước lạnh. 

Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến cước là do khí độc bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các loại khí độc này có tính hàn và thấp (ẩm ướt) khí. 

Khi cơ thể không được giữ ấm, phải tiếp xúc với cái lạnh nhiều ngày thì các mạch máu sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm, dẫn đến lượng oxy cần và đủ cho tế bào hoạt động trơn tru bị thiếu hụt. Hoặc khi cơ thể được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ làm cho vùng da ở đầu ngón chân  hoặc ngón tay bị tổn thương.

bi-cuoc-chan-mua-dong-co-phai-benh-khong
Cước chân (hoặc tay) vào mùa đông là một dạng dị ứng thời tiết tức thời

Khi bị cước chân (có người bị cước cả chân và tay) thì có biểu hiện ngứa ở đầu ngón chân. Thời tiết lạnh làm cho sự tuần hoàn máu dưới da kém làm cho vùng da đó sinh ra sự co thắt, rối loạn tuần hoàn máu có thể gây ra thiếu máu tạm thời ở đầu ngón chân hoặc tay. Nếu chúng ta làm ấm đột ngột khu vực đó cũng khiến cho các mạch máu bị vỡ làm tổn thương gây nên hiện tượng sưng đỏ, lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến hoại tử.

Theo các chuyên gia da liễu, cước chân sau 3 - 5 ngày sẽ xuất hiện bị mụn nước, màu vùng da bị cước sẽ chuyển sang màu tím sẫm, xung quanh sưng đau. Khi đến 7 ngày thì vùng bị cước không cảm thấy đau xuất hiện hoại tử khô.

Kể từ 2 - 3 tuần sau mô hoại tử tổn thương do bị cước và mô bình thường phân ly. Lúc này nếu bị cảm nhiễm độc có thể chuyển sang hoại tử ướt, bệnh nhân toàn thân bị sốt, sợ lạnh.

Ở trường hợp nặng nếu bị cước thân, ban đầu sẽ thấy lạnh rùng mình, đờ người, mất sức dẫn đến buồn ngủ. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Nói tóm lại, cước chân hoặc tay là một bệnh dị ứng thời tiết tức thời. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể, đeo găng tay, tất chân khi ra ngoài để tránh da mạch máu bị tổn thương. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với nước lạnh.

Tổng hợp những cách chữa cước chân vào mùa đông ngay tại nhà

Thời tiết miền Bắc đang ở những ngày vô cùng lạnh, một số địa điểm núi cao như Y Tý (Bát Xát), Sa Pa, đỉnh Mẫu Sơn đã xuất hiện tuyết, băng. Thời tiết ở miền Bắc có nơi xuống chỉ còn vài độ C. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh cước chân, tay bắt đầu hoành hành. Dưới đây là một số cách chữa cước chân nhanh nhất, hiệu quả nhất ngay tại nhà:

Giữ ấm cơ thể

- Khi thời tiết chuyển lạnh, người dân cần mặc đủ ấm.

- Khi đi ra ngoài cần đeo tất tay, tất chân đầy đủ, có thể sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ sưởi ấm như chườm đa năng.

Tập thể dục

Mặc dù mùa đông rất lạnh nhưng đừng quên tập thể dục nhé. Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe của bạn. Nó có thể giúp giải quyết một số vấn đề như đau lưng, đau khớp.... Vào mùa đông, tập thể dục còn giúp máu được tuần hoàn, lưu thông dễ hơn, giảm bớt tình trạng phát sinh bệnh cước.

Tuyệt đối không được gãi

Khi bị cước các đầu ngón chân, ngón tay sẽ đỏ lên, có cảm giác vô cùng ngứa ngáy khó chịu. Trong trường hợp đó, người bệnh tuyệt đối không được gãi. Bởi nếu cố tình gãi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng. Khi bị ngứa hãy xoa nhẹ để làm dịu cơn ngứa.

bi-cuoc-chan-mua-dong-co-phai-la-benh-khong-0
Bị cước chân (hoặc tay) tuyệt đối không được gãi vì gãi sẽ khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn

Người bị cước nên ăn, uống ra sao?

Vào mùa đông nhiều người ngại uống nước, song việc mất nước vào mùa đông chính là nguyên nhân dẫn đến khô da. Vậy nên, chúng ta hãy nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra ăn các loại trái cây, rau xanh để bổ sung nước, cung cấp vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Khi bị cước chân tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia... vì chúng tăng khả năng ngứa ngáy.

Trong mùa đông nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu protein.

Cách chữa cước chân theo dân gian

Hiện nay có nhiều cách dân gian để chữa cước chân, song phương pháp ngâm chân trong nước gừng là bài thuốc vẫn được sử dụng nhiều nhất vì nó đơn giản và hiệu quả.

Theo đó, người bị cước chân đun nước với gừng giã nhỏ sau đó để nước ấm và cho chân vào ngâm từ 15 đến 20 phút. Sau khi ngâm xong lấy khăn khô lau khô chân và đeo tất để giữ ấm hai bàn chân.

Ngoài bài thuốc trên thì có thể sử dụng một số bài thuốc cầu kỳ hơn như:

- Quế chi 60g, nước 1 lít, cho 2 thứ vào nồi đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi được 10 phút thì lấy ra, cho vào chậu. Ngâm chỗ bị phát cước vào nước này, kết hợp xoa bóp nhẹ. Mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 5 – 15 phút.

- Anh đào (500g) ngâm với rượu trắng nồng độ cao tạo thành một chất như rượu anh đào. Dùng rượu này xoa bóp nhẹ vào chỗ bị cước nhiều lần sẽ đỡ, chân tay không còn lạnh.

- Nhục quế: 12g, đinh hương: 6g, ngũ linh chi: 6g. Tất cả nghiền thành bột mịn, trộn với dầu gừng thành đám bột dẻo, ráo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị phát cước ở tay, chân kể cả những chỗ bị loét. Đắp như vậy 1 – 2 lần/ngày.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận