Chuyện về 4 câu kệ của nhà Phật: Đứa trẻ 3 tuổi có thể nói được nhưng chưa chắc ông lão 80 tuổi đã làm được

"Không làm các điều ác, siêng làm những điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy" là 4 câu kệ mà đứa trẻ 3 tuổi có thể nói được nhưng chưa chắc ông lão 80 tuổi đã làm được.

Đỗ Thu Nga
06:00 29/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bạch Cư Dị ((772 - 846), biểu tự Lạc Thiên) hiệu Hương Sơn cư sĩ, Túy ngâm tiên sinh hay Quảng Đại giáo hóa chủ. Ông là nhà thơ nổi tiếng thời Đường (Trung Quốc). Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ.

Những năm đầu, ông cùng Nguyên Chẩn ngâm thơ, uống rượu, được người đời gọi là Nguyên Bạch. Sau này, khi Nguyên Chẩn mất, lại cùng Lưu Vũ Tích, hợp thành cặp Lưu Bạch. Đường Tuyên Tông gọi ông là Thi Tiên.

Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo. Thơ của ông lại thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời. ng thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai. Và thơ của ông chủ trương giản dị để nhân dân hiểu được...

Bach-Cu-Di-va-4-cau-ke-cua-nha-Phat
Tranh vẽ Bạch Cư Dị

Không chỉ là một nhà thơ, ông còn là một cư sĩ Phật giáo. Bạch Cư Dị cho rằng mình tinh thông Phật pháp, đi đến đâu ông thường hay tìm đến các vị thiền sư nổi tiếng để đàm đạo. 

Có một thời ông được cử đi làm quan tại Hàng Châu, vừa mới tới nơi ông đã được nghe tới danh tiếng của "Điểu Khoa Đạo Lâm Thiền Sư". Không kìm được lòng, chỉ vài hôm sau, Bạch Cư Dị đã tới tìm vị thiền sư xin chỉ dạy.

Ông hỏi: "Thưa thiền sư, đại ý của Phật giáo là gì?"

Vị thiền sư mỉm cười và đáp lại bằng 4 câu kệ: "Không làm các điều ác, siêng làm những điều lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy ".

Bạch Cư Dị nghe xong cảm thấy không thỏa mãn, không giống như những gì mà ông mong muốn. Ngay lập tức ông nói: "Tôi từ phương xa tới đây, ngõ hầu mong được nghe Phật pháp cao thâm vi diệu, ngài còn có điều gì sâu sắc hơn có thể nói cho tôi không?".

Vị thiền sư vẫn không làm ra vẻ mình là người uyên thâm mà dùng những lời lẽ dễ hiểu nhất để giảng giải cho nhà thơ. Song Bạch Cư Dị vẫn cho rằng thiền sư quá đơn giản. Nói như vậy, đứa trẻ lên 3 tuổi cũng có thể nói được. Nghĩ vậy, ông liền hỏi tiếp: "Liệu có phải ngài coi tôi là trẻ con?".

Bach-Cu-Di-va-4-cau-ke-cua-nha-Phat-6

Vị thiền sư liền đáp: "Những câu này tuy đứa trẻ lên 3 có thể nói được nhưng chưa chắc ông lão 80 tuổi đã làm được". 

Có thể những đứa trẻ đều đã nghe qua bài kệ đó, nhưng chưa chắc những người lớn, người già, thậm chí những ông lão 80 đã làm được những điều trong bài kệ nói, Phật giáo quan trọng nằm ở việc "thực hành". 

Đến lúc nhà, nhà thơ đại tài mới hiểu ra rằng, những cái mình biết chỉ một mớ lý thuyết suông. Phật giáo không chỉ là một loại đạo lý, một phương thức sống.

Trên thực tế, để chiến đấu cới dục vọng xấu ác trong con người chúng ta là điều không đơn giản. Người đánh bại những ham muốn bất chính của bản thân mới là người chiến thắng thực.

Vậy nên, chúng ta học Phật pháp, nghiên cứu giáo lý nhà Phật để bỏ đi những thói quen xấu. Tọa thiền, niệm Phật chỉ là hình tướng bên ngoài của Phật học. Nếu như cuộc sống hàng ngày không tích lũy phước dức thì lúc tọa thiền những thói quen cũ lại khởi lên. Bởi thế chúng ta nên từ trên căn bản mà sửa đổi ngay những thói quen cũ này.

Người học Phật nên ngay trong cuộc sống thường nhật phải bỏ ác làm thiện, thực hành chánh đạo, không chấp sự tướng, làm theo sự lý, tự tại vô ngại, và cuối cùng sẽ chứng Phật quả. 

Xem thêm: Đệ tử hỏi thầy "Tại sao con người khổ sở?": Câu trả lời khiến nhiều người bừng tỉnh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận