Cụ bà nhặt ve chai nhặt bé gái bên vệ đường về nuôi như con đẻ: 27 năm sau nở mày nở mặt

Bà Hu (Trung Quốc) đã không ngại khó, ngại khổ nhặt cô bé bị bỏ rơi ở bên vệ đường về nuôi nấng như con đẻ. 27 năm sau, người con nuôi này thành tài, quay lại báo đáp mẹ.

Đỗ Thu Nga
12:00 05/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ xưa đến nay có rất nhiều đứa trẻ đáng thương bị chính cha mẹ đẻ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng. Thế nhưng may thay trên đời này vẫn còn rất nhiều người hiền lành như Bồ Tát đã không ngại khó, ngại khổ đưa những đứa trẻ mồ côi này về chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ. Và trường hợp của bà Hu, 74 tuổi sống ở thành phố An Khánh, tỉnh An Huy (Trung Quốc) là một ví dụ điển hình.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, vợ chồng bà Hu có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Hàng ngày phải làm đủ mọi việc để kiếm tiền mưu sinh. Vậy mà nhiều khi hai vợ chồng vẫn phải chịu cảnh ôm bụng đó.

Vậy mà vào năm 1993, bà Hu vẫn quyết định nhặt bé gái bên vệ đường về nuôi dưỡng. Bà Hu kể, khi đang đi ở gần nhà thì phát hiện 1 đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Vốn mong muốn có con từ lâu nên bà đã không ngại ngần mà bế đứa trẻ về nuôi nấng.

ba-nhat-ve-chai-luom-be-dua-tre-ben-ve-duong-ve-nuoi-nhu-con-de
Bà Hu miệt mài nhặt ve chai kiếm tiền nuôi con ăn học

Vì nhà quá nghèo nên vợ chồng bà Hu không có tiền mua sữa cho con. Bà đành nghiền nát cháo cho con ăn thay sữa. Cứ thế ngày qua ngày, đứa trẻ lớn lên trong sự yêu thương của cặp vợ chồng hiếm muộn. 

4 năm sau ngày "nhặt con", chồng bà Hu qua đời. Bà và con gái bắt đầu hành trình không có chồng, không có cha với cuộc sống thiếu trước, hụt sau. 

Từ ngày chồng mất, bà trở thành trụ cột trong gia đình. Dù nắng hay mưa, dù ốm mệt vẫn phải gồng dậy đi bán rau củ, nhặt ve chai để có tiền mua gạo và nộp học cho con gái.

Biết mẹ vất vả, cô con gái không bao giờ lơ là việc học. Nhờ đó mà cô được lên thành phố học đại học, có được công việc ổn định, mức lương hấp dẫn. Lúc này, bà Hu một mình ở quê vẫn tất bật với công việc nhặt ve chai kiếm sống.

ba-nhat-ve-chai-luom-be-dua-tre-ben-ve-duong-ve-nuoi-nhu-con-de-7
Cơ ngơi phía sau bà Hu chính là sự báo đáp công dưỡng dục của người con nuôi

Ở thành phố ổn định công việc vài năm, cô con gái lập gia đình, lâu lâu về thăm mẹ, báo hiếu công ơn dưỡng dục. Biết ngôi nhà của mẹ xuống cấp trầm trọng nhưng không có tiền sửa sang, cô con gái quyết định xây tặng mẹ ngôi nhà 2 tầng rộng rãi. So với những ngôi nhà trong làng, căn nhà mới của cô xây cho mẹ tuyệt vời hơn rất nhiều.

Khi nhận nhà từ con gái, bà Hu vô cùng xúc động. Bà nói rằng, ước mơ được sống trong một căn nhà vững chắc cuối cùng đã thành sự thật. Không chỉ để mẹ sống trong căn nhà rộng rãi, cô con gái còn chu cấp tiền sinh hoạt cho mẹ hàng tháng.

ba-nhat-ve-chai-luom-be-dua-tre-ben-ve-duong-ve-nuoi-nhu-con-de-0
Bà Hu hạnh phúc bên con gái

Tuy cuộc sống giờ đã đầy đủ hơn nhưng bà Hu vẫn giữ thói quen đốn củi, trồng rau, nuôi gà. Bà không muốn làm gánh nặng cho con cái và muốn nuôi sống bản thân từ chính sức lực của mình.

Câu chuyện về tình mẫu tử của mẹ con bà Hu từng có một thời gian khiến truyền thông Trung Quốc bất ngờ, thán phục. Người mẹ nghèo tự hào vì có cô con gái giỏi giang, thành đạt. Còn cô con gái biết ơn vì năm đó mẹ đã không quản khó ngại khổ mà nhặt cô về nuôi nấng, chăm bẵm như con đẻ.

ba-nhat-ve-chai-luom-be-dua-tre-ben-ve-duong-ve-nuoi-nhu-con-de-4

Đúng là "công sinh không bằng công dưỡng", những gì bà Hu đã làm đều được con gái khắc ghi trong trái tim. Những gì con gái báo đáp cũng được bà Hu nhớ mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay. 

Hy vọng, trong xã hội này sẽ còn xuất hiện nhiều hơn nữa những câu chuyện về tình cảm gia đình thiêng liêng như thế được phát hiện và lan tỏa đến cộng đồng.

Xem thêm: Nữ tiến sĩ từ chối cha mẹ đẻ giàu có để ở lại trả ơn cha nuôi bị ung thư, thế mới nói "công sinh không bằng công dưỡng"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận