Hoàng Công Chất - lãnh tụ nông dân kiệt xuất ghi dấu ấn sâu sắc với người dân Tây Bắc

Hoàng Công Chất là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình ruỗng nát của họ Trịnh thời Lê mạt, cứu giúp dân nghèo...

Đỗ Thu Nga
07:00 07/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tây Bắc một thời chìm trong lầm than

Vào đầu thế kỷ 18, nhóm cư dân Tày - Thái ở Thượng Lào và miền Nam Vân Nam của nhà Thanh liên tục tấn công Mường Thanh. Người dân nơi đây gọi chúng là "giặc Phẻ" (hay còn gọi là Phọng, Nhuồn). Năm 1740, giặc Phẻ đưa quân đến Mường Thành (Điện Biên). Chúa người Tày Lự không chống lại được nên bỏ trốn, kết thúc 19 đời Chúa ở đây.

Khi chiếm được Mường Thanh, giặc Phẻ tiếp tục tiến đến cướp Sơn La. Các chúa người Thái phải cầu xin triều đình chúa Trịnh. Quân triều đình phải vô cùng vất vả mới đuổi được giặc Phẻ chạy về Mường Thanh. Đến đây, lực triều đình đình đã cạn nên không muốn tiếp tục nữa.

Anh-hung-ao-nau-nao-duoc-nhan-dan-Tay-Bac-goi-la-lanh-chua-5
Tây Bắc thời xưa

Dưới sự đàn áp của giặc Phẻ nhân dân Mường Thanh lâm vào thảm cảnh. Giặc cướp của, tàn sát nhân dân. Nhiều người dân đợi màn đêm buông xuống chạy trốn khắp nơi.

Ở buổi ấy, nhiều anh hùng hảo hán địa phương đã tập hợp nhân dân để chống lại sự đàn áp này. Tuy nhiên, tất cả đều thất bại. Những người chống đối bị hành hình, đầu bị đem ra bêu dưới chân thành Tam Vạn. 

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

Lại nói về tình hình Trịnh - Lê thời đó, ở Đàng Ngoài rơi vào giai đoạn suy thoái, chúa Trịnh Giang chỉ lo ăn chơi, bỏ mặc dân chúng. Đê sông Hồng, sông Mã mấy năm liền bị vỡ khiến hạn hán lũ lụt triền miên dẫn đến mất mùa, nhân dân đói khổ. Cũng từ đây, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng cũng rơi vào cảnh "sớm nở tối tàn". Duy chỉ có khởi nghĩa của Hoàng Công Chất là tồn tại dài lâu nhất.

Sử chép, Hoàng Công Chất (31 tháng 1 năm 1706 - 21 tháng 3 năm 1769), quê quán ở làng Hoàng Xá, huyện Thư Trì, trấn Sơn Nam Hạ,tỉnh Thái Bình (nay là xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, Thái Bình).

Anh-hung-ao-nau-nao-duoc-nhan-dan-Tay-Bac-goi-la-lanh-chua-0
Đội quân của Hoàng Công Chất giỏi thủy chiến

Ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, dựng cờ khởi nghĩa chống triều đình ruỗng nát của họ Trịnh thời Lê mạt, cứu giúp dân nghèo. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân dài nhất, hoạt động trong phạm vi rộng nhất, liên kết với nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác, tập hợp được các cư dân dân tộc khác nhau, không chỉ có tính chất phản phong mà còn tác dụng bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm và duy trì được 30 năm (1739 – 1769). 

Hoàng Công Chất dựng cờ khởi nghĩa với mục đích: "Bảo quốc, an dân”, diệt cường hào ác bá, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, với hoài bão xóa bỏ bất công, lập lại kỷ cương, phục hưng đất nước, thống nhất giang sơn, thái bình muôn thuở.

Vào năm 1739, Hoàng Công Chất ra nhập cuộc khởi nghĩa của hai anh em Nguyễn Tuyển và Nguyễn Cừ ở Ninh Xá. Năm 1741, cuộc khởi nghĩa bị thất bại, thủ lĩnh Nguyễn Tuyển bị hạ sát, Nguyễn Cừ bị bắt. Hai tướng trụ cột là Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân, nhưng tách ra thành 2 cánh quân khác nhau. 

Anh-hung-ao-nau-nao-duoc-nhan-dan-Tay-Bac-goi-la-lanh-chua-6

Hoàng Công Chất đưa quan đến hoạt động ở Sơn Nam. Quân của ông giỏi thủy chiến, thường vào tận nơi cỏ rậm bùn lầy không để lại dấu vết khiến quân Trịnh khốn đốn. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Cầu đưa quân đến Đồ Sơn, xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc. Hai nghĩa quân liên kết với nhau khá chặt chẽ khiến quân Trịnh tổn thất lớn.

Năm 1746, Nguyễn Hữu Cầu cho quân về Sơn Nam liên kết với quân của Hoàng Công Chất. Thấy Sơn Nam gặp nguy, chúa Trịnh Doanh cho Phạm Đình Trọng đưa quân trong thành Thăng Long đến giải nguy.

Năm 1748, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất lên kế hoạch tiến quân thẳng vào thành Thăng Long. Hai nghĩa quân quyết định bí mật tập trung ở bến Bồ Đề trong đêm để tấn công thành Tăng Long. Song cuộc chuyển quân lại chậm hơn kết hoạch.

Đến sáng hai nghĩa quân mới tập kết đến Bồ Đề nên không giữ được bí mật nữa. Chúa Trịnh Doanh phải đích thân cầm quân chặn ở bến Nam Tân, Phạm Đình Trọng đưa quan đánh tập hậu sau lưng. Nghĩa quân không thể đánh vào Thăng Long, đành rút.

Giải phóng Mường Thanh, làm điều tốt cho dân

Khi cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở vào thế khó khăn, buộc phải chuyển dần địa bàn hoạt động lên miền Trung du và Thượng du. Hoàng Công Chất từ miền Thượng du Thanh Hóa tiến lên hoạt động ở Tây Bắc. Người anh hùng áo nâu đã phối hợp với quân của thủ lĩnh người Thái là tướng Ngải, tướng Khanh đánh giặc Phẻ, cứu dân, bảo vệ miền biên giới Tổ quốc.

Sau khi giải phóng được Mường Thanh, Hoàng Công Chất tính đường cố thủ lâu dài để chống lại triều đình dưới miền xuôi và chống giặc ngoại xâm. Ông quyết định xây dựng đền Chiềng Lề (nay gọi là Thành Bản Phủ, thuộc xã Noọng Hẹt – Điện Biên). Thành này là một kỳ công của Hoàng Công Chất.

Sử chép, thành rộng 80 mẫu, dựa lưng vào dòng sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất trồng tre gai đem từ Thanh Hóa lên vây kín, bên ngoài có hào rộng từ 4 – 5 mét, sâu 10 mét, thành cao 5 mét, mặt thành rộng 4 đến 6 mét. Thành có 4 cửa: Tiền, hậu, tả, hữu. Ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng tiêu là nơi lính đóng. Tại đây, Công Chất cho đào tới 133 giếng và ao hình dáng khác nhau để trữ nước cho quân lính dùng. Giữa thành có phủ là nơi các thủ lĩnh nghĩa quân đóng.

Trong khoảng thời gian từ 1754 – 1769, Hoàng Công Chất một mặt củng cố miền Mường Thanh, mặt khác mở rộng thế lực ra toàn sông Mã, sông Đà, sông Hồng. Từ Mường Thanh, anh hùng áo nâu đánh chiếm lại miền Thập Châu, thuộc phủ An Tây xưa. Quân của ông chiếm được toàn bộ 12 châu Thái, tức miền Sơn La, Nghĩa Lộ và bắc Hòa Bình. Toàn thể các chúa đất của cả một dải sông Đà, sông Thao, sông Mã đều thuần phục Hoàng Công Chất và không chịu cống nạp về triều đình nữa.

Mường Thanh dưới sự bảo vệ của Hoàng Công Chất trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của Tây Bắc. Ông thu cống nạp, điều binh khi chiến trận, cắt cử, phong ấp cấp sắc phong cho các tù trưởng trong miền.

Không chỉ quan tâm đến binh nghiệp, Hoàng Công Chất còn rất chú trọng đến đời sống nhân dân. Ông làm nhiều điều tốt cho nhân dân. Hoàng Công Chất chia ruộng đất, bảo vệ nhân dân, chống được mọi cuộc xâm lấn, duy trì an ninh trật tự trong vùng. 

Ở vùng Điện Biên ngày nay vẫn còn lưu hành một số câu vè nói lên phạm vi thế lực của nghĩa quân Hoàng Công Chất và lòng yêu mến của nhân dân địa phương đối với ông: “Đây! Dưới xuôi có Vua, trên này có Chúa/ Nghe chăng tiếng hát của quân Keo Chất trong phủ/ Ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la”

Công lao to lớn nhất của anh hùng áo nâu khi ở Mường Thanh là giữ yên bờ cõi Tổ quốc, tránh được nạn xâm lăng của người Miến và những năm từ 1753 – 1765 đô hộ toàn bộ vương quốc Luông Pha Băng và uy hiếp an ninh của vài nước xung quanh trên bán đảo Đông Dương.

Hoàng Công Chất liên kết với nghĩa quân của Lê Duy Mật tiến đánh những miền Thanh Hóa, Sơn Tây. Cuối năm 1767, chúa Chất đem tới hơn một vạn quân vượt qua Mộc Châu, Mai Châu tiến sâu vào vùng miền Trung du Thanh Hóa. Nhân dân địa phương nhất tề nổi dậy hưởng ứng, làm cho bọn quan quân chúa Trịnh vô cùng hoảng sợ.

Đến cuối năm 1767, Hoàng Công Chất qua đời. Con trai ông là Hoàng Công Toản lên thay, tự xưng là Quốc Công. Trong thời gian đó xảy ra sự biến lớn. Một là các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới xuôi đã bị dẹp; chúa Trịnh có khả năng tập hợp lực lượng lên đối phó với cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Lê Duy Mật đang bị cô lập.

Hai là,  giữa hai toán quân trước đó vẫn có sự hòa hảo thì đến cuối năm 1768 đã xảy ra sự bất hòa nghiêm trọng giữa lúc nguy cơ bị quân chúa Trịnh tiêu diệt đang xích lại gần. Đó không kể nội bộ các tướng lĩnh của Công Toản lục đục... Chính vì vậy, lực lượng nghĩa quân Mường Thanh bị giảm sút rất nhiều, nhất là ở mạn sông Đà và sông Thao.

Anh-hung-ao-nau-nao-duoc-nhan-dan-Tay-Bac-goi-la-lanh-chua
Thành Bản Phủ là một chứng nhân lịch sử về cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh, do tướng Hoàng Công Chất đứng đầu vào thế kỷ XVIII

Sau một trận tập kích bất ngờ, quân Trịnh kéo vào Mường Thanh, Công Toản và các tướng sĩ không kịp đối phó đều phải bỏ thành chạy sang miền Nậm U. Số không chạy kịp và không chịu đầu hàng thì nhảy vào kho đạn tự thiêu. Tướng của chúa Trịnh là Đoàn Nguyên Thúc vào thành không quên tìm mộ Hoàng Công Chất, bổ quan tài, chém thây để trả thù.

Tuy cuộc khởi nghĩa cuối cùng cũng thất bại nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam bùng lên phong trào nông dân rộng khắp, rầm rộ và kéo dài hàng chục năm.

Để tưởng nhớ công ơn của Hoàng Công Chất và tướng Lò Ngải, Lò Khanh, nhân dân trong vùng đã xây đền, đúc tượng để tôn thờ và hàng năm mở hội cúng tế, tưởng nhớ đến những vị lãnh tụ khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

Xem thêm: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Anh hùng áo vải lật đổ ách đô hộ nhà Đường, xưng đế An Nam

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận