An Nam tứ đại khí gồm những bảo vật nào?
An Nam tứ đại khí là 4 kỳ quan, bốn vật quốc bảo và là 4 công trình nghệ thuật bằng đồng của thời nhà Lý, Trần.
Nguồn gốc An Nam tứ đại khí
Phật giáo Việt Nam ngàn đời nay vẫn truyền tụng về 4 bảo bối lưu danh kim cổ được gọi là An Nam Tứ Đại Khí (hay Nam Thiên Tứ Bảo khí hoặc Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí) gồm: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh. Đây được gọi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần.
Nhắc đến 4 bảo khí này, nhiều văn tự đề cập đến chủ nhân khai sinh ra chúng, song các ghi chép không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, đa số đều xoay quanh truyền thuyết Thiền sư Minh không sang Trung Quốc xin đồng về đúc bảo khí.
Theo một số bài viết, khi lật giở Đại Việt Sử ký toàn thư cũng không tìm được lời giải cho sự ra đời của những đại khí này. Có chăng thì những cái tên như tháp Báo thiên, vạc Phổ Minh hay chùa Quỳnh Lâm cũng chỉ lác đác xuất hiện đôi lần như một công trình nghệ thuật hay một di tích bị tàn phá bởi chiến tranh. Chính sử dường như né tránh những câu chuyện mag yếu tố thần thoại, trong khi huyền sử lại chỉ được chắp nối qua những câu chuyện truyền miệng hoặc ghi chép của dân gian.
Theo dân gian, câu chuyện bắt đầu từ thời vua Thần Nông cách đây khoảng 5000 năm trước. Sau khi thống nhất sơn hà, Thần Nông làm phép thu linh khí Hoa Hạ xuống núi Thái Sơn khiến đồng đen trong núi Thái Sơn kết tinh thành trâu vàng của Trung Hoa. Khi thiên hạ thái bình, vào những đêm trăng sáng trâu vàng lại ra khỏi núi, bay lơ lửng trên không trung, tỏa sáng cả một vùng trời.
Ở Núi Thái Sơn vốn là nơi có đồng đen quý hiếm nên các bậc thầy phong thủy Trung Quốc đồn rằng, đồng đen là mẹ của vàng, các đời vua đều thu thập đồng đen ở núi Thái Sơn đem cất vào kho rồi làm phép cho trâu vàng không được rời khỏi núi.
Đến thời nhà Đường, vua Đường Ý Tông sai Cao Biền sang làm tiết độ sứ ở nước ta. Người này sớm nhận thấy linh khí phương nam cường thịnh nên đã trấn yểm các thế đất, thu tất cả tinh hoa linh khí của Đại Việt vào bụng 36 con trâu rồi đem về núi Thái Sơn cùng trâu vàng của Hoa Hạ.
Đến đời vua Tống Thái Tông, sau khi bại trận trước quân ta ở Chi Lăng và Bạch Đằng, vua Tống sai đào trâu mang về yểm ở hoàng cung. Trong đó có cả trâu vàng Trung Hoa và 36 con trâu vàng giữ linh khí Đại Việt.
Sau đó, khi hai vị thánh tăng của Đại Việt là Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh vân du đến Trung thổ, các vị đã giúp nhà Tống trừ tà tại hoàng cung nên được vua Tống ban thưởng đồng đen.
Hai vị thánh tăng đã làm phép thu hết cả kho đồng. Đồng thời lấy lại 36 con trâu vàng có chứa tinh anh của dân Việt. Từ đó, linh khí Đại Việt sáng rực trời nam.
Sau đó, Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh đã dùng số đồng đen thu được đúc thành 4 bảo khí giữ nước, được gọi là Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí. Bởi vì đông đen là tinh hoa của núi Thái Sơn, mang trong mình linh khí của trời đất nên bảo khí của Đại Việt đã mang sức mạnh thần kỳ.
An Nam tứ đại khí gồm những bảo vật nào?
Tượng phật Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm có 2 pho tượng lớn được đúc vào 2 thời kỳ khác nhau. Một pho thời Lý do sư Nguyễn Minh Không cho đúc, pho thứ hai ở thời Trần do thiền sư Pháp Loa tạo dựng. Pho tượng được liệt trong tứ đại khí được cho là đúc vào thời Lý.
Theo một số tài liệu có được, pho tượng thời Lý cao xấp xỉ 6 trượng (tức gần 20m) là tượng đồng cổ lớn nhất Việt Nam. Pho tượng lớn đến nỗi người ta phải cho xây tòa điện cao 7 trượng để đặt tượng.
Chính vì thế mà dân gian nhắc rằng, đứng ở phía nam huyện Đông Triều, cách chùa Quỳnh Lâm chừng 10 dặm vẫn có thể nhìn thấy nóc che sát đầu bức tượng. Như vậy đủ thấy sự vĩ đại của tượng Phật Thế nào. Có bài ca rằng:
Nức tiếng Quỳnh Lâm cõi sứ đông
Tháp cao chín đợt màu mây ám
Chùa rộng trăm gian gác ngựa hồng
Trước điện thông reo cùng trúc hóa
Trong am khánh đá với chuông đồng
Pho tượng thứ 2 trong chùa QUỳnh Lâm cũng là tượng Di Lặc được thiền sư Pháp Loa - ông tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm cho đúc. Tượng này được đúc xong từ năm 1327. Đến năm 1328, nhân dịp vua Trần Minh Tông đến thăm chùa, sư Pháp Loa đã tâu xin cho kéo tượng từ điện lên bảo tọa để dát vàng.
Văn Huệ Vương Trần Quang Triều, chủ soái của Bích Động thị xã và người chị ruột là công chúa Thượng Trân, vợ vua Trần ANh Tông đã cúng vào chùa 900 lượng vàng để đúc tượng. Tượng cũng bị mất vào thế kỷ 15 khi quân Minh xâm lược nước ta. Song cũng có ý kiến cho rằng, quân xâm lược đã phá bức tượng để đúc súng đạn.
Hai pho tượng trong chùa Quỳnh Lâm không chỉ chứng minh trình độ đúc đồng đạt đến đỉnh cao mà còn nói lên những hoài bão lớn của người Việt trong việc xây dựng những công trình lớn.
Tháp Báo Thiên
Tháp Báo Thiên có tên đầy đủ là Đại thắng tư Thiên Bảo Tháp. Tháp được xây dựng vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lê Thánh Tông. Tháp cao 70m, có 30 tầng (có một số tài liệu ghi là 12 tầng). Tháp nằm trong viên tự chùa Sùng Khánh, phường Báo Thiên (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Sau khi được xây dựng xong, Tháp Báo Thiên trải qua khá nhiều "biến cố". Cụ thể, năm 1258 vào thời Trần Thánh Tông, tháp đã bị cháy và sau đó được trùng tu.
Đến năm Nhâm Tuất 1322, tháp 2 lần bị sét đánh sạt. Đến năm bính Tuất 1406, Tháp bị đổ. Cuối cùng khi quân Minh xâm lược, chúng đã cho quân phá tháp mấu đồng đúc khí giới.
Tháp Báo Thiên được liệt vào tứ đại khí bởi số tầng chẵn (12 hoặc 30) biểu thị sự cân bằng, ổn định. Tháp Báo Thiên được đúc bằng đồng có khắc 3 chữ Đao Lý Thiên, tỏ ý rằng ý tưởng của đáng tối cao dâng lên hay xông lên trời. Trên đỉnh tháp còn có bức tượng tiên nhân đứng hứng mưa làm thuốc cho vua.
Vạc Phổ Minh
Chùa Phổ Minh được dựng vào năm 1262 (Nhâm Tuất). Chùa cách TP Nam Định khoảng 5km (trong khu vực phủ Thiên Trường xưa). Đây là khu tách biệt với xóm làng để không vướng bụi trần. Chùa Phổ Minh gắn liền với 1 trong 4 tứ đại linh khí là Vạc Phổ Minh.
Vạc Phổ Minh được đúc cùng thời gian xây dựng chùa Phổ Minh, đời vua Trần Thánh Tông. Chiếc vàng lớn được khắc bài minh, vạc có độ sâu chừng 4 thước, rộng mười thước, nặng hơn 6 ngàn cân.
Tương truyền trong miệng vạc dày, rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi trên đó. Theo mô tả, bên ngoài có hình rồng uốn lượn và hình chim hải âu đang bay. Trên thành có một trăm lỗ hình quả trứng tượng trưng cho con Rồng cháu Tiên. Trong mỗi lỗ lại có đặt một tượng rồng vàng tích tụ linh khí của dòng dõi Bách Việt. Bệ vạc được khắc tên tất cả các vụ vua của dân tộc, từ KInh Dương Vương, Lạc Long Quân, đến Lý Thánh Tông.
Tương truyền, sau khi vạc được an trí, trên không có tiếng nhạc vang lừng rồi hàng vạn con hạc từ đâu bay đến lượn xung quanh. Hào quang từ vạc chiếu ra phát sáng khắp một vùng. Ngài Minh Không thấy vậy nên nói: "Không ngờ linh khí tụ nhanh đến vậy. Sau đây trên trăm năm sẽ có giặc phương Bắc, thiên hạ không ai địch nổi. Nhưng nơi đây một vị đại thánh sẽ giáng trần phá tan giặc đó”.
Chuông Quy Điền
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) vào tháng 2 năm Canh Thân 1080 đời Lý Nhân Tông. Để đức quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã sử dụng đến 12.000 cân đồng (khoảng 7,2 tấn đồng bây giờ).
Khi chuông đúc xong, đánh không kêu nhưng tương truyền nó đã trở thành khí, không nên tiêu hủy. Nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa.
Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đền ở nên có tên Quy Điền (ruộng rùa). Nhân đó gọi chuông là Quy Điền. Đến tháng 10 năm Bính Ngọ 1426, chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà MInh) phá hủy để chế tạo súng đạn, hỏa khí.
Cho đến nay, tất cả các bảo khí đều có chung số phận là bị thất lạc và phá hủy. Song sử sách hoặc các tích cũ vẫn nhắc nhở con cháu Đại Việt về một thời cực kỳ thịnh của Phật giáo ở Việt Nam và những giá trị tự hào dân tộc.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận