Ai đã đặt tên cho dòng sông và những phân tích nâng cao mà 2k5 không thể bỏ qua
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" rút ra từ tập bút ký cùng tên, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ huế để từ đó nhà văn bày tỏ tình yêu với đất nước con người.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tri thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Ông chuyên về thể loại bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đã chiều đã được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý, lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" là một bút ký xuất sắc, viết tại Huế vào năm 1981, in trong tập sách cùng tên của ông. Tác phẩm đã miêu tả cảnh quan thiên nhiên sông Hương, sự gắn bó của con sông với lịch sử và văn hóa của xứ Huế, của đất nước. Từ đó, nhà văn bộc lộ niềm tự hào tha thiết, sâu lắng dành cho sông Hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
"Ai đã đặt tên cho dòng sông" là 1 trong những tác phẩm nằm trong danh sách thi, vì thế các bạn học sinh cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề nâng cao sau:
01
Nếu người Hà Nội tự hào có con sông Hồng đỏ nặng phù sa, người Huế cũng tự hào khi có dòng sông Hương thơ mộng chảy qua thành phố Huế với nhiều kiến trúc cổ kính. Con sông ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử, sự thăng trầm của cuộc sống. Dòng nước của con sông Hương ấy đã tưới mát cho cảnh vậy cũng như con người xứ Huế. Vì thế, người Huế rất tự hào về con sông ấy nó mang đặc trưng của Huế là niềm tự hào kiêu hãh của những người xứ Huế. Có lẽ cũng vì điều đó mà sông Hương đã đi vào thơ ca, nhạc họa rất trữ tình và sâu lắng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường - một người con xứ Huế đã bao lần ngắm con sông Hương rồi một lần bất chợt thắc mắc, ai đã đặt tên cho dòng sông này là sông Hương nhỉ? Nỗi băn khoăn ấy được ông thể hiện trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông. Bằng ngòi bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác phẩm thể hiện sự uyên bác tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhì liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, dòng sông với thi ca nhạc họa, dòng sông và người xứ Huế.
02
Mở đầu Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giới thiệu sự độc đáo, đặc biệt và đầy ấn tượng của con sông Hương. Nó là con sông duy nhất của thành phố. Trước về vùng châu thổ êm đềm, con sông thơ mộng ấy đã vượt qua bao thác ghềnh cuộn sóng. Mang tính lưỡng thể, sông Hương vừa hùng vĩ như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực thẳm, thế nhưng cũng có nhiều lúc dòng sông Hương trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dạm sài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Màu xanh của nước sông và sắc đỏ chói lọi của hoa đỗ quyên như hòa vào nhau, những bông hoa đỏ rực như đang nghiêng mình soi bóng dưới dòng nước trong xanh ấy của dòng sông, cảnh đẹp và nên thơ.
03
Sông Hương không đơn thuần là dòng sông nữa khi được tác giả liên tưởng nó như một cô gái Di-gan phóng khoáng khi nó ở giữa lòng Trường Sơn, có lẽ rừng đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Một sự liên tưởng độc đáo và táo bạo với cách so sánh mạnh mẽ và đầy bất ngờ. Ở đây, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xem con sông như một nhân vật trữ tình khiến cho chúng ta cảm nhận được dòng sông Hương có sức sống mãnh liệt, hoang dại nhưng dịu dàng và say đắm. Thoát khỏi rừng già, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Dòng chảy của sông Hương ở đầu là một hành trình gian truân không kém phần kỳ lạ và bí mật, vì nó đã đóng kín của rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phương.
04
Vượt qua cánh đồng Châu Hóa đầy cỏ dại, sông Hương như người con gái đang ngủ mơ màng được đánh thức bởi người tình mong đợi. Sông Hướng đã chuyển dòng một cách liên tục khi vừa ra khỏi rừng. Nó như nông nóng đi tới gặp người tình - thành phố tương lai của nó. Nó đã vòng những khúc đột ngột. Nó đã uốn mình theo những đường cong thật mềm... Con sông như được nhân hóa như đang làm duyên, đang mùa lượn. Sông Hương lúc thì trãi theo hướng nam bắc theo điệu Hòn Chén, vấp phải Ngọc Trần, lúc thi chuyển sang hướng sang tây bắc vòng qua bãi Nguyệt Biểu, Lương Quân. Rồi nó đột ngột về một hình cung thật tròn về phía đông bắc ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuân dần về Huế. Dòng chảy của dòng sông Hương qua các địa danh ngã ba Tuần, điện Hoàn Chén, Ngọc Trản, bãi Lương Biểu, Lương Quán, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo... được tác giả vẽ ra, nhắc lại một cách chính xác thể kiến thức về địa lý, văn hóa tinh tưởng. Người đọc nhiều lúc cứ ngỡ ông là người nhiều năm tháng đi du ngoạn ngược xuôi với con thuyền nhỏ bồng bềnh trong điệu Nam ai, Nam bình trên dòng sông Hương thơ mộng.
05
Ông yêu dòng sông quê mẹ, ông biết rõ dáng hình và những đường nét uốn lượn của nó. Cũng như Tố Hữu đã cảm mến thốt lên Hương Giang ơi, qua tim ta vẫn ngày đêm tự tinh. Ông nói về sắc nước của Hương Giang là xanh thẳm dáng hình của nó mềm như tấm lụa, sự tấp nập rộn ràng của nó là những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng những con thoi. Ông say mê thưởng thức dòng sông lấp lánh sớm xanh trưa vàng chiều tím dưới ảnh phản quang nhiều màu sắc trên nền trời Tây Nam thành Huế.
Giữa đám quần sơn lô xô, giữa những lăng tẩm đồ sộ của vua chúa nhà Nguyễn giữa những rừng thông u tịch, sông Hương mang vẻ đẹp trầm mặc, như triết lý, như cổ thi... tác giả nhắc lại một vần thơ cổ, thật đắc địa gọi lên không khí, khung cảnh u tịch và trầm mặc của những rừng thông, của dòng sông, những thành quách và những đồi núi lộ xộ ở đây. Ai đã từng một lần đến thăm thú Khiêm Lăng (lăng vua Tự Đức) mới cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật mà tác giả nói đến:
Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận