Hòa thượng Thích Nhật Quang chia sẻ 8 quy tắc đàn Pháp cho hành giả tu trì Mật tông

Theo giáo lý nhà Phật, đường vào Mật tông gồm nhiều bậc. Hành giả trước tiên phải trải qua nền tảng tu tập giáo lý của Tiểu thừa lẫn Đại thừa rồi mới tiến vào giai đoạn của Kim Cương thừa. 

Đỗ Thu Nga
11:09 03/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo lời của Đại sư Tulku Nyima Rinpoche thì: “Ai cũng muốn đi cho nhanh, nhưng phương pháp mau chóng nhất để thành tựu là đừng đốt giai đoạn, cũng đừng nhen nhóm ý tưởng muốn đốt giai đoạn. Vì đốt giai đoạn xong thì sẽ vấp ngã; vấp ngã xong thì uổng phí biết bao thời giờ, cuối cùng sẽ còn đi chậm hơn nhiều kiếp nữa!”

Hành trì Mật tông gồm: Giai đoạn đoạn cơ bản (gọi là giai đoạn Ngondro, tức Pháp tu nền tảng hay Pháp tu dự bị); Tiếp đó đến giai đoạn phát triển (Kye-rim); Cuối cùng là giai đoạn Hoàn thiện (Dzog-rim).

Để hành trì Mật tông bài bản nhất, hòa thượng Thích Nhật Quang chia sẻ 8 quy tắc đàn pháp sau:

Điều 1: Cần cầu vị Mật Sư khai đạo và thọ ký, ấn chứng. Mật Tông gọi là quán đảnh, hành giả mới được phép tu trì. Không nên tự ý nghe 1 vài bài giảng, kinh sách, băng đĩa, hoặc trên mạng rồi áp dụng tu tập rất nguy hiểm

Điều 2: Mật chú là bí mật pháp môn, nói rõ hơn là tín hiệu như tiếng đánh Morse nó không cần giải thích hay cần phải đúng tiếng (âm thanh tít te) người kia mới nhận được, tóm lại âm thanh “tít te” là âm thanh trường đoản (ngắn và dài) gõ bất kỳ vật gì miễn phát ra âm thanh thì người có học lớp morse sẽ nhận và hiểu được ngay tín hiệu cần thiết.

Vậy thần chú trong Mật Tông, không nhất thiết phải trì tụng bằng tiếng Phạn (Sanskrit) thì Chư Phật, Thánh, Thần mới hiểu. Còn tụng bằng tiếng Hoa, tiếng Việt thì không có hiệu quả (Phật không hiểu, không chứng)

Điều 3: Hành giả không nên chấp hoặc lời truyền đạt phải tụng chú bằng tiếng Phạn (Sanskrit) mới có hiệu lực, rồi vùi đầu học và bám víu vào nó. Hành giả không ý thức điểm này, không khéo nó đưa ta vào ngả mạn cống cao, bản ngã trồi lên rằng chỉ có “TA” tụng thần chú chính thống của Phật nói, kinh nghiêm gấp 10 lần mấy người tụng bằng tiếng Hoa, tiếng Việt.

Điều 4: Mật Tông còn gọi là Chân Ngôn Tông, trong đó rất nhiều thần chú và ấn khuyết. Chư Phật 10 phương, chư Bồ Tát và các bộ chúng thiện thần ủng hộ chúng sanh tuyên thuyết thần chú cũng rất nhiều. Tuy nhiên thiên ma, tà ma ngoại đạo cũng nương theo lòng từ bi của Phật nói ra cũng không ít. Vì vậy, kết tập lại thành 1 tạng Mật Tông (Mật Tạng) tất cả thần chú nói trên đều có oai lực rất lớn, người tu trì Mật Tông phải hết sức cẩn trọng. Như lời khai thị đã nói: Mật Tông chỉ là năng lực nhằm đưa hành giả đi nhanh mau đến mục đích. Nhưng mục đích ấy chánh hay tà, chân hay ngụy đều đáng lưu tâm là chỗ đó, không khéo tu 1 thời gian trở thành tà ma, ngoại đạo, phù thủy, bùa phép, kỳ hình, dị tướng. Tóm lại, Mật Tông như con dao 2 lưỡi.

Điều 5: Như trên đã nói thần chú trong Mật Tông rất nhiều, hành giả không phải trì tụng hết hoặc tự ý chọn lựa mấy bài chú bí hiểm trì tụng, hay bài chú đúng chỗ tham cầu của mình mà trì tụng. Trái lại không rõ xuất xứ của Phật, Bồ Tát hay thiên ma, ngoại đạo.

mat-tong-tay-tang-du-nhap-vao-viet-nam-nhu-the-nao

Điều 6: Quán Án tự: mục đích chính để cho tư tưởng an trụ, không bị phóng dật và loạn động nhiếp tâm vào 1 điểm (gọi là thiền quán) hành giả không phải quán cho hết 1 bài mẫu tự chú mà quán chữ nào cũng được

Phép quán phải có Mật sư chỉ dẫn phương pháp, tự ý không nắm bắt phương pháp dễ bị nhức đầu, loạn óc có khi dẫn đến các bệnh về thần kinh rất nguy hại

Lên cấp nữa quán viên minh bố liệt phạn thơ đồ, quán trì minh tạng nghi quỹ v/v..cấp này rất cao và sâu mầu,..hành giả trước phải tu trì cấp cơ bản cho thuần thục và hiệu quả, sau đó cầu vị Mật sư truyền chỉ cho cấp này, không nên tự ý quán định dễ bị nội ma (ngũ ấm) và ngoại ma (ngoại chướng) quấy nhiễu (tẩu hỏa nhập ma)

Điều 7: Ấn khuyết là ký hiệu, hay dấu hiệu (Semafoite) chỉ cần ra dấu hiệu không cần ngôn ngữ, người có âm tường Semafoite dấu hiệu đưa lên người kia sẽ nhận được ngay (như dấu hiệu cho người bị câm điếc)

Ấn khuyết cũng như thế, nhưng ký hiệu này lưu xuất từ thức thứ 7 (mạc-na thức theo Duy Thức học). Chư Phật, chư Bồ Tát khi nhiếp chế được mạc-na không còn khởi sanh đưa các pháp vào chủng tử (A lại da thức) và chuyển thức này thành trí (Bình đẳng tánh trí). Lúc bấy giờ chỉ cần khởi động (kiết ấn) đều hợp với tất cả chúng sinh, và tất cả chúng sanh đều cảm thọ được, bởi nó thể nhập tánh bình đẳng chúng. Tóm lại, ấn khuyết (dấu hiệu – ký hiệu) có 3 trường hợp:

1. Phật ra dấu với chư Phật, chư Bồ Tát và ấn khải cho chúng sanh

2. Hành giả ra dấu cho chư Phật, chư Bồ Tát,..

3. Không được phép ra dấu đối với chư Phật, chư Bồ Tát

Vậy khi thủ ấn, hành giả phải học và hiểu qua các bộ ấn, ứng dụng đúng lúc đúng chỗ, nếu không biết, ứng dụng bừa bãi sẽ bị tổn giảm phúc đức (có tội rất lớn) đồng thời tạo điều kiện cho thiên ma, ngoại đạo án vị chư Phật quấy nhiễu chúng sanh (trao gậy ông đập lưng ông) đại trọng tội

Điều 8: Hành giả tu trì Mật Tông trước tiên phải ăn chay, giữ giới đúng mức thì sự tu trì mau đạt kết quả. Thức ăn không nên kiểu cọ, giả thức ăn mặn: tôm kho tàu, đùi gà, bò, heo, gà tiềm,..hành giả dễ bị động tâm (tác ý)

Trong khi ăn chay để tu trì, nên kiêng cữ ngũ vị tân: tỏi, nén, kiệu, hành / hẹ, ớt những món cay nồng ăn vào những thứ này trì chú kém hiệu quả. Cộng thêm quỷ Tỳ ca nại da rất khoái thích mùi này, nó sẽ ám dựa để xúi dục đi vào con đường tà đạo.

Tóm lại nếu ăn chay trường được càng quý, bằng không chỉ áp dụng những ngày tu trì mà hành giả đã phát nguyện.

Mật Tông là gì? Mật Tông là tà đạo hay chính đạo?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận