4 bộ kinh nên trì tụng vào rằm tháng 7 năm 2023
Rằm tháng 7, ngoài việc tiến hành các nghi lễ theo phong tục tập quán thì Phật tử đừng quên trì tụng 4 bài kinh dưới đây nhé.
Theo Đạo phật, rằm tháng 7 vừa là lễ Vu lan báo hiếu vừa là dịp xá tội vong nhân. Việc tụng kinh rằm tháng 7 mang nhiều ý nghĩa thanh cao:
- Cầu mong cho linh hồn của ông bà, tổ tiên sớm siêu thoát.
- Hồi hướng công đức cho cha mẹ, đồng thời thắp sáng truyền thống hiếu đạo của con cháu.
- Mong cho các vong hồn lang thang, không người thờ cúng sớm vượt qua bể khổ, được siêu sinh.
- Mong cầu bình an đến với mình và người thân.
- Đây cũng là ịp tốt để ôn lại những lời răn dạy của Phật, trau dồi tâm đức của bản thân.
Và trong rằm tháng 7, nên trì tụng 4 bộ kinh sau: Kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh Phổ Môn và kinh Vu Lan
Kinh A Di Đà
Đây là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ Tông. Bài kinh này thường để cầu siêu, mang ý nghĩa chính là mong muốn cho các linh hồn tìm được nơi nương tựa, sớm siêu sinh.
Nội dung kinh A Di Đà gồm 2 phần chính: Miêu tả vẻ đẹp ở Tây Phương cực lạc và pháp môn niêm Phật để được vãng sinh vào nước An Lạc
Kinh này chuyển tải nội dung rất sâu xa do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tự giảng nói. Nhận ra ý này nên Hòa Thượng Thích Trí Quảng nói: “Niệm Phật không phải là kêu Phật. Đa số người lầm tưởng kêu tên Phật là niệm Phật. Niệm Phật hoàn toàn khác với kêu tên Phật. Suốt ngày chúng ta đọc Nam-mô A Di Đà Phật là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được.”
Pháp niệm A Di Đà là chỉ nơi tâm mà hành trì, chứ không qua trung gian phương tiện giúp chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn. Cõi tịnh độ của Phật A Di Đà được ẩn dụ cho sự vô thủy vô chung. Còn gọi là vô lượng thọ, vô lượng quang, hay pháp giới tạng thân.
Danh từ Vô lượng, nếu miêu tả xét theo không gian, sẽ là Vô lượng quang; nếu trên cương vị thời gian, thì là Vô lượng thọ. Đấy là Pháp thân (Dharma - kàya). Pháp thân này là Báo thân (Sambhoga - kàya) nếu Phật được coi như là đức Phật "giáng hạ thế gian". Nếu Ngài được coi như một Bồ Tát đang tiến lên Phật quả, thì Ngài là một vị Phật sẽ thành, như Bồ Tát Cần Khổ (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Nói cách chính xác hơn, nếu chúng ta mô tả một vị Phật dựa trên căn bản giác ngộ viên mãn, chúng ta sẽ đi đến một lý tưởng về Phật, nghĩa là Vô lượng quang biểu tượng của trí tuệ giải thoát (Phật trí); Vô lượng thọ biểu tượng của đại định (tâm giải thoát), ở ngoài các vọng tưởng phân biệt. Ý nghĩa Vô lượng quang và Vô lượng thọ, và nhân cách giác ngộ của trí tuệ và từ bi vô cùng tận, tất cả chỉ giản dị là những giải thích về Vô lượng.
Kinh Phổ Môn
Kinh Phổ Môn là bài kinh cầu an rằm tháng 7 phổ biến. Đây là bài kinh thường dùng trong các dịp cầu an khác.
Kinh Phổ Môn gồm 3 phần: Thần lực trì danh Quan Âm, cứu thế độ sinh qua 33 ứng thân, phương pháp ngũ âm và ngũ quán. Nội dung chính của kinh nói về cách tu tâm dưỡng tính, từ đó giải thoát bản thân khỏi những đau khổ. Bên cạnh đó còn nói lên sự bao dung của Bồ Tát với chúng sinh, để chúng sinh được hạnh phúc.
Lời kinh phổ môn nhắm đến việc ngợi ca công đức và đức lòng từ bi khi tại thế. Từ đó thức tỉnh con người và nhận ra tâm nguyện của chúng sanh. Đọc kinh con người nhận thức rõ ràng về việc trì hoãn tâm tính nghiệp, tạo sự tiến hóa trong tâm hồn.
Ngoài ra, phổ môn Quan Thế Âm Bồ Tát còn có tác dụng thanh lọc tâm hồn, giải tỏa tâm tư con người. Tụng kinh có chữ là cơ hội để thực hành tình yêu thương, hướng tới sự giác ngộ. Nghe bài kinh này giúp chúng ta khắc phục những trạng thái tâm lý tiêu cực trong cuộc sống. Chẳng hạn như lo lắng, sợ hãi và căng thẳng. Đồng thời cũng giúp rèn luyện lòng kiên nhẫn và sự từ bi trong đối nhân xử thế.
Kinh Địa Tạng
Kinh Địa Tạng là bộ kinh nói về công đức, oai lực của Địa Tạng Vương, được các chùa chiền ở nhiều quốc gia tụng niệm vào tháng 7 âm lịch. Đây là bộ kinh được nhiều người tụng niệm để thể hiện lòng hiếu thảo với những người đã khuất.
Nội dung chính của Kinh Địa Tạng nói lên bổn phận của người sống với những người quá vãng. Đồng thời nêu lên kiếp sống dưới âm phủ do quả báo hoặc phước đức đã tạo nên khi còn tại thế.
Kinh Vu Lan
Kinh Vu Lan là bài kinh thường được tụng trong suốt mùa Vu Lan (tháng 7 âm lịch) với mục đích để hồi hướng công đức cho cha mẹ, đồng thời nối tiếp truyền thống hiếu đạo cho con cháu. Ngoài ra, kinh Vu Lan còn được dùng trong các dịp chúc thọ ông bà, mừng sinh nhật cha mẹ hoặc trong lễ cầu siêu cho cha mẹ, ông bà đã khuất.
Nội dung chính của bài kinh nói về lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên Bồ Tát đối với người mẹ đã khuất và nói về cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Một vài lưu ý khi tụng kinh Rằm tháng 7:
Gia chủ nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ, mặc quần áo nghiêm trang trước khi tụng kinh
- Nên để tâm tĩnh, vì tâm càng tĩnh thì hiệu quả bài kinh càng lớn.
- Lúc tụng kinh thì tâm không nên oán hận người khác.
- Gia chủ nên tụng kinh ở chùa sẽ tốt hơn vì ở đó có sự trang nghiêm, yên tĩnh, không bị ngoại cảnh chi phối. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện để tụng kinh ở chùa thì có thể tụng kinh ở nhà.
- Âm thanh lúc đọc kinh vừa đủ nghe, không đọc quá to cũng không nên đọc quá nhỏ.
Xem thêm: Trọn bộ văn khấn rằm tháng 7 năm 2023 tại gia, cơ quan, công ty, đình chùa chuẩn nhất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận