20 trích dẫn hay trong cuốn "Hành trình về phương Đông"

"Hành trình về phương Đông" từng được bình chọn là cuốn sách hay nhất mọi thời đai. Trong đó có nhiều quan điểm, đúc kết khiến chúng ta phải suy ngẫm. 

Đỗ Thu Nga
13:00 12/07/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng tôi xin giới thiệu đến những người yêu sách 20 trích dẫn hay trong cuốn "Hành trình về phương Đông":

1. Chúng ta cố tìm hạnh phúc, và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nếu biết dừng suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thực sự của nó. Thật sự, người giàu có, lắm vật chất, chưa chắc đã hạnh phúc hơn kẻ nghèo.

2. Con người có ba thể chính là thể xác, thể vía, và thể trí tương ứng với ba cõi Hạ giới, Trung giới và Thượng Giới.

3. Một người không hiểu về triết lý sẽ chỉ là một hạng chiêm tinh tồi hay thầy bói hạ cấp.

4. Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng, vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không còn sợ chết nữa. Nếu có chết thì chỉ là cái chết hình hài xác thân chứ không phải là chấm dứt sự sống, và hình hài có chết đi thì sự sống mới tiếp tục tiến hóa ở một thể khác tinh vi hơn.

5. Làm gì có việc số mệnh đã định sẵn, nếu thế ta cứ tiêu cực, bất động mặc cho số phận hay run rủi hay sao?

6. Người nghệ sĩ chân chính sáng tạo vì lòng yêu cái đẹp, chứ không vì tên tuổi, tiền bạc, địa vị.

7. Tự do tư tưởng không phải chỉ là muốn nghĩ thế nào là nghĩ, mà còn là giải thoát ta ra khỏi các áp lực bắt ta phải suy nghĩ theo một lề lối nào đó.

8. Khi ta phát tâm làm một việc hợp với thiên ý thì một tinh tú ảnh hưởng tới ta bỗng chói sáng và các sóng điện mạnh mẽ đẩy ngược tia vũ trụ sang hướng khác. Do đó, con người có thể cải số mệnh dễ dàng nếu biết làm các việc tốt lành, đẹp đẽ.

9. Tình thương là một năng lực sáng tạo khiến người thương và kẻ được thương trở nên giàu có.

20-trich-dan-hay-trong-cuon-hanh-trinh-ve-phuong-dong-0

10. Thực ra, chiến tranh chỉ là sự biểu lộ trạng thái bên trong chúng ta, là sự phóng đại các động tác hàng ngày của chúng ta. Chiến tranh không chấm dứt nếu các nguyên nhân gây nên cuộc chiến vẫn còn. Nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn từ các tham vọng, giận dữ, oán hận… Chỉ khi nào loài người ý thức điều này và thay đổi quan niệm sống thì họ thấy bình an.

11. Nguyên nhân chính của bệnh là do sự bận rộn với đời sống hằng ngày, nếp sống càng tiện nghi thì họ lại càng hết sức lao tâm lao lực để đạt đến cái tiện nghi hơn nữa.

12. Vạn vật trong vũ trụ dù ở cõi vô hình hay hữu hình được đều xếp hạng và phân loại theo quy mô của số 7. Tất cả mọi hình thức sinh hoạt trong dãy hành tinh hiện tại đều thuộc một trong 7 cung. Mỗi cung có 7 phân bộ hay 49 nhóm.

13. Chúng ta có tính hay quên, nên cứ phải học đi học lại cái bài học khổ. Chỉ khi bị khổ sở, bị đàn áp, tự do bị chà đạp, con người mới quay về với niềm hy vọng cuối cùng là đức tin. Khi sung sướng ít ai nghĩ đến việc tu thân cầu giải thoát. Khi cơ thể bệnh hoạn, ta mới thấy khỏe mạnh là hạnh phúc.

Khi bị tù đày, ta mới thấy giá trị của tự do. Tiếc rằng khi khỏi bệnh, ta không ý thức nguyên nhân đã gây nên bệnh đó, mà lại tiếp tục một đời sống như trước; do đó, ta cứ bị bệnh hoài.

14. Trở ngại lớn nhất của những người luyện tâm rèn chí là sự kiêu ngạo và óc chỉ trích.

15. Trong nhiều năm ròng rã, chúng ta cố tìm hạnh phúc và nhiều lần tưởng đã đạt được nó để hưởng một cách lâu bền. Nhưng lần nào ta cũng thất vọng. Sau đó, ta lại tiếp tục chạy theo ảo ảnh đó như trước. Nếu biết dừng chân suy nghĩ, ta sẽ thấy chúng ta đuổi theo hạnh phúc nhưng không hề biết đến bản chất thật sự của nó, và không biết phải dùng phương tiện gì để đạt được nó.

16. Chúng ta muốn sống yên ổn, không thích xáo trộn, nhưng rất thích thú nghe nói về các sự xáo trộn của kẻ khác. Chúng ta dành nhiều giờ để bàn cãi sôi nổi về người này, người nọ, chê bai ông này, giễu cợt bà kia.

17. Chúng ta càng ham muốn lại càng sợ hãi và càng sợ hãi lại càng đau khổ.

18. Nếu biết thức tỉnh quan sát, ta có thể học hỏi bao nhiêu điều hay. Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh. Chỉ trong đau khổ, nhục nhã ê chề mới chịu học.

19. Các bạn hãy nhìn ly nước đầy trên tay tôi đây, nếu tôi tiếp tục rót thêm thì nước sẽ tràn ra ngoài, trừ khi tôi đổ bớt nước trong ly đi thì tôi mới rót thêm nước vào được. Kiến thức cũng thế, chỉ khi ta khiêm tốn gạt bỏ những thành kiến sẵn có, mới tiếp nhận thêm được những điều mới lạ.

20. Thay vì tìm một chân lý, hãy tìm sự tuyệt đối ở nơi mình. Bởi, chân lý là để sống, chứ không phải để dạy.

Hành trình về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.

Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết….

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thư từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Spalding – tác giả hồi ký đặc biệt này.

Xem thêm: 10 trích dẫn hay nhất từ cuốn sách "Một lít nước mắt"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận