Ý nghĩa tràng hạt trong Đạo Phật

Tràng hạt là một trong những vật dụng thường thấy trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Đạo Phật. Vậy ý nghĩa của tràng hạt là gì?

Chi Nguyễn
14:30 25/04/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tràng hạt là gì?

Tràng hạt hay chuỗi tràng hạt là vật dụng được sử dụng trong việc tụng kinh Phật giáo. Tràng hạt là một vòng xâu hạt, các hạt có thể làm bằng gỗ, thảo mộc, bằng xương, bằng đá hay thậm chí bằng plastic. Cũng có khi, tràng hạt được làm bằng thủy tinh, ngà voi, san hô, mã não, hổ phách.

Nguồn gốc của tràng hạt

Không chỉ Phật giáo mới sử dụng và đề cập tới chuỗi hạt. Nó được sử dụng bởi các thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, đạo giáo và đức tin của Baha'i.

Tràng hạt được dùng để đánh dấu các lần lặp lại các bài cầu nguyện, tụng kinh hay các việc sùng kính. Tùy theo tôn giáo hoặc cách sử dụng, tràng hạt lại có số lượng hạt khác nhau.

y-nghia-trang-hat-trong-dao-phat

Nguồn gốc chính xác của hạt cầu nguyện vẫn không chắc chắn. Dù vậy, việc sử dụng tràng hạt sớm nhất trong lịch sử có lẽ đến từ những lời cầu nguyện Ấn Độ giáo (Hindu) ở Ấn Độ. Về sau Phật giáo có thể vay mượn khái niêm chũi hạt cầu nguyện từ Ấn Độ giáo. Người theo đạo Hindu dùng một loại hạt gọi là rudrāka để xâu thành tràng hạt, tương truyền là loạt hạt cây mọc lên từ nước mắt của thần Siva.

Trong Kinh điển Phật giáo, khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạtđến từ ự khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử. Kinh chép rằng:

Một thời Đức Phật cùng giáo đoàn của ngài du hóa trong núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakùta), nước La Duệ Kỳ (Ràjagrha) quốc vương trong thời nạn ấy tên là Ba Lưu Ly, sai sứ giả đến chốn Phật để xin Thế Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót, cho pháp yếu để có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ não. 

y-nghia-trang-hat-trong-dao-phat

Đức Phật bảo sứ giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền não chướng, báo chướng nên xâu một chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra (mộc hoạn tử) và thường đem theo mình. Ngài lại dặn, khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: Phật, Pháp, Tăng mỗi lần, lần qua một hạt cây tra.

Vì sao tràng hạt có 108 hạt?

Tràng hạt của Đạo Phật có 108 hạt, giống như các giáo phái khác ở Ấn Độ. Dù vậy, về sau để tiện lợi cho các nghi thức, tràng hạt được xâu chuỗi đa dạng hơn.

108 hạt tượng trưng cho 108 phiền nã, gồm 88 kiến hoặc, 10 tư hoặc và 10 triền. Con số 108 cũng được lý giải theo nhiều ý nghĩa khác, chẳng hạn như nó tương đương với số lượng của đối tượng được niệm.

108 = 6x3x2x3, đó là 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) x 3 thời (quá khứ, hiện tại và vị lại) x 2 trạng thái của tâm (nhiễm và tịnh) x 3 trạng thái của thọ (ưa, không ưa và trung lập). 108 còn là con số 11 x 22 x 33 = 1 x 4 x 27. Đây có lẽ là những quan niệm liên quan đến vấn đề số học của người Ấn Độ xưa.

y-nghia-trang-hat-trong-dao-phat

Lại nói, người ta cho rằng thân thể ta có 108 luân xa. Con số 108 có gồm có số 1 - sự hợp nhất, tức là nhất; số 8 - vô cùng, tức là dị; và số 0 - trung gian, trung đạo với nghĩa không, tánh không.

Trong tràng hạt có một hạt gọi là hạt Sumeru hay Meru, chúng ta thường gọi là hạt Tu di hoặc hạt Di đà, đó là hạt thứ 109, là chỗ giáp nối của vòng tròn. Theo nghi thức, khi lần tràng, không được vượt qua hạt này, lần đến hạt này thì lần ngược trở lại, như trong kinh Kim cương đỉnh du già niệm châu có câu: “Hạt giữa tiêu biểu Phật Di đà, chớ lần qua, phạm tội việt pháp”. Tuy nhiên, trong việc xâu chuỗi hạt, tùy cách xâu mà có thể có hoặc không có hạt thứ 109 này.

Ý nghĩa tràng hạt trong Đạo Phật

Căn cứ vào pháp số tổng thành mà tràng hạt lại có ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn:

- Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

- Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

- Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.

y-nghia-trang-hat-trong-dao-phat

- Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

- Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.

- Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

- Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.

Ngoài ra còn có chuỗi 36 hạt và  chuỗi 18 hạt, được cho là có ý nghĩa tương đồng với chuỗi 108 hạt. 

Tổng hợp

Xem thêm: Y là gì và những điều chưa biết về pháp phục của người xuất gia?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận