Cô Bé Cửa Suốt là ai và tiệc Cô Bé Cửa Suốt vào ngày nào?

Cô Bé Cửa Suốt là vị thánh cô linh thiêng nổi tiếng khắp vùng Quảng Ninh. Tiệc Cô Bé Cửa Suốt rơi vào tháng 3 âm lịch hàng năm, vậy cụ thể đó là ngày nào?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô Bé Cửa Suốt là ai?

Người dân vùng biển Quảng Ninh thường đến thỉnh cầu Cô Bé Cửa Suốt mong cô độ trì che chở cho các chuyến đi biển hanh thông, bình an. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tường tận về lai lịch, thân thế của thánh cô này.

Theo một số nguồn tin, Cô Bé Cửa Suốt khi xưa thuộc hàng Vương Tôn trong Công Đồng Trần Triều, cùng hàng với Cậu Bé Cửa Đông. Gọi là CÔ Bé nhưng không có nghĩa cùng với Cô Bé Thượng Ngàn, Cô Bé Bản Đền Bản Cảnh là một, mà do thứ bậc của cô trong Hội Đồng Trần Triều tức cô thuộc hàng Vươn Tôn (hàng cháu).

Co-Be-Cua-Suot-la-ai-va-tiec-Co-Be-Cua-Suot-vao-ngay-nao-7
Tượng thờ Cô Bé Cửa Suốt

Truyền thuyết cho rằng, Cô Bé Cửa Suốt là con gái của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, tức là cháu gái của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cô Bé Cửa Suốt cũng là người thống lĩnh ba quân, thủy quân trấn ải vùng Cửa Suốt. Vì thế mới có cái tên Cô Bé Cửa Suốt.

Song cũng có tài liệu ghi chép rằng, Cô Bé Cửa Suốt chính là Tĩnh Huệ Công chúa - con gái của Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Sau này cô lấy vua Trần Anh Tông nên được gọi là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi.

Còn theo ngư dân trong vùng đền Cô Bé Cửa Suốt thì đền thờ được xây để tôn thờ vị tiểu thư con gái Trần Quốc Tảng.

Cô Bé Cửa Suốt được thờ ở đâu?

Hiện nay, đền thờ Cô Bé Cửa Suốt là đền Cặp Tiên nằm ở xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Ngôi đền này được xây dựng từ thời nhà Nguyễn.  Đền không chỉ thờ Cô Bé Cửa Suốt mà còn thờ Quan Chánh – Một vị quan có công với dân vùng này và có công tu bổ ngôi đền.

Ban đầu đền chỉ một cái miếu nhỏ ở chân đồi và hướng ra biển. Đây được xem là vị trí đắc địa, sơn thủy hữu tình, không gian yên tĩnh thơ mộng. Xưa kia đây là nơi có hai vị Tiên ông thường xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo phục vụ là hai nàng tiên cô rất xinh đẹp, hai nàng tiên thường xuống giếng ở chân núi lấy nước về đun pha trà cho các tiên ông.

Tương truyền, đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thư con Trần Quốc Tảng nên có tên gọi là "Đền Cô Bé Cửa Suốt". Sau này, vào thời Nguyễn có một ông quan chánh đã được nhân dân trong vùng tôn làm hậu thần và thờ tại đền nên xưa kia đền còn có tên là Đền Quán Chánh. 

Co-Be-Cua-Suot-la-ai-va-tiec-Co-Be-Cua-Suot-vao-ngay-nao
Phía bên ngoài Đền thờ Cô Bé Cửa Suốt

Khi được triều đình cử về đây, ông đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân, giúp dân an cư lạc nghiệp và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, ông còn là người góp công, góp của và huy động nhân dân trùng tu ngôi đền. Nhớ công đức của ông, sau khi qua đời, nhân dân đã phối thờ ông tại đền. 

Ngày nay, đền được mở rộng, xây dựng khang trang tạo điều kiện cho du khách về hành lễ, tham quan. Đền Cặp Tiên gồm 3 công trình chính là đền chính, động sơn trang và giếng tiên. Đền chính được xây theo kiến trúc chữ Đinh, tổng diện tích là 2,2 mét. Cột, cửa làm bằng gỗ táu, chạm khắc tinh xảo, sơn son thiếp vàng toát ra sự uy nghiêm, bề thế.

Mái đề được làm theo kiểu mái cong, hai tầng tám mái lớp ngói mũi hài. Đền có 3 gian thờ. Gian đại bái thứ nhất đặt ban thờ Cô Bé Cửa Suốt hiệu Tiên Cô Cửa Suốt (chính cung). Bên phải là Hội Đồng Thánh Cậu và Cậu Bé Cửa Suốt, bên trái là Hội Đồng Thánh Cô. Gian thứ hai, chính cung đặt bàn thờ Đông Hải Đại Vương, bên phải thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Quan Hoàng, bên phải thờ Tứ Phủ Chầu Bà. Gian thứ 3 là cung cấp thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. 

Động sơn trang bên ngoài là nơi chiêm bái, cúng lễ. Bên trong được đắp thành các núi đá, đặt tượng thờ mẫu thượng ngàn cùng tượng nhị vị vương cô và 12 cô Sơn Trang bên tượng cậu bé.

Giếng tiên nằm cạnh động sơn trang là giếng nước ngọt, trong vắt. Tương truyền, xưa kia có 2 vị tiên ông thường xuống ngắm cảnh chơi cờ và đi theo phục vụ có 2 nàng tiên. Hai người thường múc nước giếng để pha trà cho tiên ông. Người ta cũng cho rằng, uống nước giếng này sẽ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu, vạn bệnh tiêu tan, lộc lành làm ăn.

Tiệc Cô Bé Cửa Suốt vào ngày nào?

Được biết, tiệc Cô Bé Cửa Suốt diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Cụ thể, tiệc Cô Bé Cửa Suốt rơi vào ngày 2/3 âm lịch. Năm 2023, tiệc Cô Bé Cửa Suốt rơi vào ngày 21/4 dương lịch (Thứ Sáu).

Vào ngày này, du khách thập phương, đặc biệt là những ngư dân bám biển sẽ đổ về đền Cô Bé Cửa Suốt dâng lễ và thành tâm cúng bái. Mọi người thường cầu cô phù hộ cho gia đình năm mới bình an, mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, làm ăn tươi tốt.

Co-Be-Cua-Suot-la-ai-va-tiec-Co-Be-Cua-Suot-vao-ngay-nao-9
Tiệc Cô Bé Cửa Suốt vào ngày 2/3 âm lịch hàng năm

Trong ngày này cũng có những giá hầu Cô Bé Cửa Suốt. Cô Bé Cửa Suốt thuộc Công Đồng chứ không nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô, song vẫn được thường hay ngự đồng. Thường các cô đồng, cậu đồng ven biển hay hầu giá cô.

Khi về đồng cô cũng mặc trang phục màu trắng, thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh.

Có căn Cô Bé Cửa Suốt sẽ thế nào?

Được biết, rất ít người có căn Cô Bé Cửa Suốt. Người có căn Cô Bé Cửa Suốt thường rất dễ tính, tính cách vui vẻ, hòa đồng thậm chí là hơi tinh nghịch như một cô bé.

Ngoài ra, nếu cô cho lộc, người này cũng sẽ làm ăn thuận lợi, có tiền có của.

Khi đến Đền Cô Bé Cửa Suốt thì khấn vái ra sao?

Khi đến đền Cô Bé Cửa Suốt thì nên chuẩn bị lễ: Hoa quả, cơi trầu, xôi thịt, cau, rượu, thẻ hương, giấy tiền cùng cánh sớ. Lưu ý: Không cần mâm cao cỗ đầy, chủ yếu là cái tâm của mình.

Co-Be-Cua-Suot-la-ai-va-tiec-Co-Be-Cua-Suot-vao-ngay-nao-6
Giá hầu Cô Bé Cửa Suốt

Dưới đây là bài văn khấn Đền Cô Bé Cửa Suốt:

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Hương tử chúng con kính lạy đức Trần triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Thượng phu Thượng quốc công, Tiết chế Lịch triều, Tấn tặng, Khai quốc Anh chinh, Hồng đồ Tá trị. Hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn Thần, Ngọc Bệ hạ.

Con lạy

Nguyên từ quốc mẫu, Thiên thành Thái trưởng công,

Tú vị Thánh tử Đại Vương, nhị vị Vương Cô Hoàng Thánh

Đức ông Phạm điện sũy tôn thần

Con xin cung thỉnh Đức ông Quan Chánh, Cô Bé Cửa Suốt, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Chắp tay lễ bái phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là:….

Ngụ tại:….

Cùng toàn thể gia quyến luôn được khỏe mạnh, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, được tại qua nạn khỏi, điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Con nam mô A di đà phật (3 lần)

Cách đi đến đền Cô Bé Cửa Suốt

- Tại Hà Nội có thể bắt xe từ Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát tới bến xe Bãi Cháy; sau đó bắt xe đi Liên Vị Cái Rồng. 

- Từ Hà Nội bắt xe thẳng Móng Cái đến Vân Đồn, sau đó xuống xe đi vào đền. 

- Đi ô tô, tuyến đường nhanh nhất là đi qua cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – mất 2h52p – 209km – có trạm thu phí: theo đó tại Hà Nội bạn đi về phía QL1A – đi vào ĐCT Hà Nội Hải Phòng (trạm thu phí) – đi theo lối ra về hướng Cầu Bạch Đằng – vào cao tốc Hạ Long Hải Phòng – đi thẳng qua nút giao Cẩm Phả – QL18 – tại shop mẹ và bé Hương Chép vào Cửa Suốt – qua cầu Vân Đồn – Đền Cặp Tiên – Cô bé Cửa Suốt.

- Đi xe máy hoặc muốn tránh trạm thu phí bạn có thể chọn tuyến đường nhanh nhất đi qua ĐCT Hà Nội Bắc Giang – mất 4h33p – 201km: từ Hà Nội, đi về hướng Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – vòng xuyến lối ra thứ 2 vào Ngô Gia Tự đi thẳng – rẽ phải vào Lý Thái Tổ tại vòng xuyến tiếp tục đi thẳng – tới cầu vượt Phù Chấn rẽ phải vào đoạn đường nối Bắc Giang nhập vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang – gần Cầu Đại Phúc rẽ phải tới Quảng Ninh Phả Lại – tại ngã 3 đi theo biển báo cho Bắc Ninh – rẽ trái tại điểm bus châu cầu đi tới đê nối vào đường cao tốc Nội Bài Hà Long về hướng tay trái – rẽ trái tại Đại Lý Giống Cây Trồng Tân Nông – rẽ trái vào Cầu lán Tháp – sang cầu đi đường đê bên kia sông – Đường 326 – ngã 3 rẽ phải – rẽ trái tại VDMT – qua nút giao Cẩm Phả – QL18 –  QL18 – tại shop mẹ và bé Hương Chép vào Cửa Suốt – qua cầu Vân Đồn – Đền Cặp Tiên – Cô bé Cửa Suốt.

Xem thêm: Sự tích Thần Độc Cước: Vị thần “hộ quốc an dân” xẻ đôi thân mình để bảo vệ dân chúng

Đọc thêm

Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, là nét đẹp tâm linh thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là gì? Tín ngưỡng thờ Mẫu có ý nghĩa như thế nào?
0 Bình luận

Hầu đồng là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hầu đồng và trình tự một buổi hầu đồng để thấy được nét đặc sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Hầu đồng là gì và ý nghĩa của hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt?
0 Bình luận

Trong lịch sử Trung Quốc, từ thời Tiên Tần đến thời Minh - Thanh, việc cúng vị thần Táo Quân là lễ tế quan trọng của triều đình, được chuẩn bị hết sức công phu.

Táo Quân - vị thần được người Trung Quốc tôn sùng thực chất là ai?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất