Trống Bát Nhã và những điều chưa biết
Trong đạo Phật, mỗi pháp khí đều có ý nghĩa riêng biệt, cho dù là tiếng trống, tiếng mõ hay tiếng chuông. Vậy trống Bát Nhã là gì?
Chuông là gì?
Chuông là pháp khí được đúc bằng kim lại, có âm thanh vang rền và thanh thoát. Chuông làm theo hình tháp hay hình bát rỗng, là biểu tượng cho trí tuệ.
Tiếng chuông vang lên làm dứt trừ vọng nghiệp trần thế, thông suốt khắp mười phương, thấu đến cõi địa ngục. Chúng sinh nghe thấy liền bớt đau khổ, được giải thoát. Tam đường (địa ngục, ngã quỷ, súc sinh) cùng Bát nạn được tiêu tna. Tiếng chuông thanh thoát của thiền môn giúp cho loài quỷ đói nhẹ bớt lòng tham, sân, si mà thoát kiếp ngạ quỷ.
Trống là gì?
Trống là một trong những nhạc khí được sử dụng rộng rãi, có nhiều mục đích, công năng khác nhau. Trong Phật giáo, tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp, là giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh.
Đây là nhạc khí nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, sẻ chia. Chúng sinh nghe tiếng trống chánh pháp thì tội chướng được tiêu trừ, nhờ vậy mà giải thoát vào cảnh giới an lạc, nơi chư Phật đón chờ.
Bát Nhã là gì?
Bát Nhã trong tiếng Sanscrit là Prajnà, tiếng Pali là Panna, dịch theo chữ Hán thì là Trí tuệ hay Tuệ minh. Bát Nhã là trí tuệ sáng suốt, thanh tịnh, không còn bị chi phối bởi phiền não, uế trược, phiền hà.
Bát Nhã là thứ trí tuệ đệ nhất, siêu việt, vi diệu, vốn sẵn có trong mỗi người. Có điều, nó bị vô minh, ái dục che mờ nên con người không tự biết.
Thế nào là chuông trống Bát Nhã?
Trống Bát Nhã, hay chuông trống Bát Nhã là một pháp khí quan trọng trong thiền môn. Đây là loại chuông to, trống lớn, treo kiểu tả chung, hữu cổ. Nói cách khác, bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống.
Trống Bát Nhã là nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi lễ quan trọng của Phật giáo. Tiếng trống bát nhã làm tức tỉnh thiện căn, đánh động vào lương tri và thắp lên ánh sáng cho con người ta trong bóng tối vô minh.
Một khi trí tuệ và chánh pháp hòa vào nhau thì sẽ tạo âm vang vào lòng người, đánh động lương tri, khơi dậy thiện căn và cũng là ngọn nến thắp sáng lên bóng tối vô minh. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ được mở thông, sanh trí huệ chăm bón cho hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.
Chuông trống Bát Nhã được sử dụng trong dịp nào?
Chuông trống Bát Nhã được dùng trong ngày lễ lớn trong năm, ngày sám hối hay khóa tu. Nó cũng được dùng để cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh. Trong xã hội phong kiến, chuông trống Bát Nhã được gióng lên khi đón vua tới viếng Chùa.
Chuông trống Bát Nhã cũng được sử dụng trong các buổi lễ cung thỉnh chư Phật thượng đường chứng minh, cung nghinh chư Tốn thiền Đức quang lâm. Đó cũng là aamt hanh báo hiệu quý nam nữ Phật tử tập trung về chánh điện, giảng đường,… nhiếp tâm về với chánh niệm. Thực tế, đây là nghi thức hành lễ Phật giáo từ Trung Hoa du nhập sang Việt Nam.
Cách đánh chuông trống Bát Nhã
Về cách đánh chuông trống Bát Nhã, người đánh cần căn cứ vào bài kệ
“Bát nhã hội (3 lần)
Thỉnh Phật thượng đường
Đại chúng đồng văn Bát nhã âm
Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình
Nhập Bát nhã ba la mật môn (3 lần)”.
Muốn đánh chuông trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì người học cần phải học trực tiếp với những vị đã biết qua.
Âm vang của tiếng chuông trống Bát Nhã làm cảnh tỉnh chúng sinh, nhắc nhở mọi người phải có trí tuệ sáng suốt. Dù chúng tăng tu bất cứ pháp môn nào mà thiếu đi trí tuệ thì coi như sự tu hành bằng không, khómà giải thoát. Nếu không có trí huê sáng suốt để nhận biết chính tà, gian trá hay thật thà, khi tu hành dễ bị sai lệch, đi vào con đường tà đạo.
Tổng hợp
Xem thêm: Mõ là gì: Không đơn giản chỉ là nhạc khí quen thuộc với người Việt
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận