Cách xử lý nhanh gọn đề đọc hiểu trong bài thi Văn: 2k5 nắm rõ chưa?
Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ là những vấn đề dễ xuất hiện trong phần thi đọc hiểu. Hãy cùng nắm chắc kiến thức này nhé.

PHẦN 1 - CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Miêu tả
- Đặc điểm nhận diện: Sử dụng ngôn từ để tái hiện các hình ảnh, tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu và cảm nhận được.
- Thể loại: Văn tả cảnh, tả người, vật...; Đoạn văn miêu tả trong các tác phẩm tự sự.
2. Biểu cảm
- Đặc điểm nhận diện: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật, hiện tượng...
- Thể loại: Tác phẩm văn học như thơ trữ tình, tùy bút; Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn.
3. Thuyết minh
- Đặc điểm nhận diện: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn với chúng.
- Thể loại: Thuyết minh sản phẩm; giới thiệu thắng cảnh, nhân vật; Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
4. Nghị luận
- Đặc điểm nhận diện: Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục...
- Thể loại: Cáo, hịch, chiếu, biểu; xã luận, bình luận, lời kêu gọi; Sách lý luận; Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
5. Hành chính công vụ
- Đặc điểm nhận diện: Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý.
- Thể loại: Đơn từ; báo cáo; đề nghị.

PHẦN 2 - PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Sử dụng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện...
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học
Sử dụng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn.
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Sử dụng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
Sử dụng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính
Sử dụng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lý xã hội.
Xem thêm: Tôi sẽ sống rất cẩu thả nếu tôi không viết và tôi sẽ viết rất cẩu thả nếu tôi không sống
Đọc thêm
“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo”...
Đây là một vấn đề nghị luận xã hội rất hay và ý nghĩa mà các bạn học sinh nên tham khảo.
Thời gian - chủ đề quá quen thuộc trong các đề văn. Tuy nhiên, cách viết nào để bài văn vừa mới mẻ? Nếu chưa biết hãy cùng tham khảo nhé!