Loạt "bom tấn điều tra" Hồ sơ Pandora, hồ sơ Panama và hồ sơ Paradise có gì khác biệt? 

Hồ sơ Pandora được đánh giá là làm sáng tỏ bí mật tài chính trên toàn thế giới, có tác động lớn chưa từng có so với hai lần rò rỉ Panama và Paradise trước đó.

Chi Nguyễn
12:10 05/10/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mới đây, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và hơn 150 hãng thông tấn, báo đài đã cùng công bố "bom tấn điều tra" Hồ sơ Pandora chấn động thế giới. Hồ sơ Pandora là tên gọi chung của 11,9 triệu tập tài liệu nặng 2,94 terabyte  rò rỉ từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính. Hồ sơ này tiết lộ những tài sản bí mật, danh tích khách hàng quyền lực, giàu có đã tạo lập tạo lập các tài sản và quỹ tín thác ở những thiên đường thuế như Thụy Điển, Panama, Cyprus, Dubai, quần đảo British Virgin (Anh),...

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Hồ sơ Pandora rò rỉ 11,9 triệu tập tài liệu từ 14 tổ chức ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính

Hồ sơ Pandora có sự tham gia của hơn 600 nhà báo tới từ các tờ báo, hãng thông tấn lớn tại 117 quốc gia. ICIJ gọi đây là "cơn sóng thần dữ liệu" hé lộ những hợp đồng bí mật và tài sản được che giấu ở nước ngoài. Không chỉ vậy, đây cũng là sự rò rỉ quy mô nhất trong hàng loạt tài chính do ICIJ thu được và phân tích, từ Hồ sơ Panama (2016) cho tới Hồ sơ Paradise (2017). 

Hồ sơ Panama (2016)

Hồ sơ Panama hay còn gọi là Tài liệu Panama (Panama Papers) bao gồm 11,5 triệu tài liệu mật được tạo ra bởi nhà cung cấp dịch vụ của công ty Panama Mossack Fonseca. Trong đó bao gồm thông tin chi tiết về hơn 214.000 công ty "ma" trốn thuế, chưa kể còn có danh sách của các cổ đông và giám đốc. 

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Hồ sơ Panama (2016)

Những tài liệu đồ sộ này được tạo ra từ những năm 1970 đến đầu năm 2016 bởi công ty Mossack Fonseca ở Panama. The Guardian mô tả công ty này là "công ty luật giúp trốn thuế ở nước ngoài lớn thứ tư trên thế giới". Hồ sơ Panama là hồ sơ điều tra thứ 5 của ICIJ về các công ty offshore (tức công ty ngoại biên). Trước đó, ICIJ đã công bố loạt hồ sơ điều tra chấn động như sau:

- Hồ sơ Offshore leaks (4/4/2013) tiết lộ hàng trăm ngàn cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng các thiên đường thuế để trốn thuế và rửa tiền.
- China Leaks (2014) về 20.000 công dân Trung Quốc liên quan đến các công ty ngoại biên.
- Lux Leaks (11/2014) hé lộ các ưu đãi thuế ở Luxembourg.
- Swiss Leaks (2/2015) về việc rửa tiền và trốn thuế ở Thụy Sĩ.

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Hồ sơ Panama là hồ sơ điều tra thứ 5 của ICIJ về các công ty offshore

Hồ sơ Panama bị rò rỉ đã làm khởi phát những cuộc tranh luận khắp thế giới, về vấn đề đạo đức ngành tài chính cũng như cải cách thực chất ở những nơi được coi là "thiên đường thuế". 

Hồ sơ Paradise (2017)

Chưa kịp hoàn hồn sau "bom tấn" tài liệu Panama, đến ngày 5/11/2017, nhiều người tiếp tục chấn động khi ICIJ tiếp tục công bố hồ sơ Paradise. Theo đó, đây là tập hợp 13,4 triệu tài liệu lưu trữ trong 50 năm từ 21 nguồn khác nhau, chủ yếu liên quan đến đầu tư offshore (đầu tư hải ngoại). ICIJ đã huy động  360 phóng viên thuộc 96 cơ quan báo chí, truyền thông từ 67 quốc gia tham gia xử lý dữ liệu này.

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Hồ sơ Paradise (2017)

Đây là hồ sơ điều tra thứ 6 của ICIJ, gồm 6,8 triệu tài liệu nội bộ từ công ty luật hải ngoại Appleby, 566.000 tài liệu nội bộ từ công ty luật Asiaciti Trust. Ngoài ra còn có hơn 6 triệu tài liệu từ sổ sách kế toán của các công ty có hội sở ở 19 "thiên đường thuế" khác như Bahamas, Bermuda, Cayman, Liban,... Tài liệu này có chứa tên của hơn 120.000 người và công ty, trong đó tiết lộ tên tuổi một số nhân vật danh tiếng cũng như tập đoàn đa quốc gia giấu tiền ở các thiên đường thuế.

Hồ sơ Paradise đã tiết lộ các mánh khóe hợp pháp nhằm tối ưu hóa thuế, tức là giảm tối đa tiền thuế phải nộp. Hồ sơ này không liên quan nhiều tới hoạt động rửa tiền do trốn thuế và các hoạt động phi pháp khác.

Hồ sơ Pandora (2021)

Dựa trên câu chuyện của chiếc hộp Pandora trong thần loại Hy Lạp, hồ sơ Pandora tiếp tục là một "bom tấn điều tra" hé lộ vô số bí mật tài chính. Theo The Guardian, ICIJ cho biết hồ sơ này đã làm sáng tỏ vô số các giao dịch bị che giấu trước đây của giới thượng lưu, và cách họ sử dụng tài khoản nước ngoài để che giấu tài sản giá trị. 

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Hồ sơ Pandora (2021)

Tài liệu này đã phơi bày những hoạt động ngoại biên từ 35 nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả tổng thống, thủ tướng và nguyên thủ quốc gia đương nhiệm và cựu lãnh đạo. Không chỉ vậy, hồ sơ Pandora còn làm sáng tỏ nguồn tài chính bí mật của hơn 300 quan chức nhà nước tại hơn 90 quốc gia, hơn 100 tỷ phú và vô số người nổi tiếng cũng có mặt trong tài liệu này.

Hồ sơ Pandora gồm các email riêng tư, bản ghi nhớ, hồ sơ, hợp đồng bí mật,... giúp "mở khóa" xác định người ở hữu thực sự sau các tài sản bị che giấu. Với với 2,94 terabyte dữ liệu, đây là vụ rò rỉ lớn nhất trong những năm gần đây. 

phan-biet-ho-so-pandora-ho-so-panama-va-ho-so-paradise
Đây là phiên bản mạnh mẽ hơn của hồ sơ Panama. Nó rộng hơn, sâu sắc hơn, và có nhiều chi tiết hơn

Nếu hai hồ sơ điều tra trước đó là Panama và Paradise chỉ chủ yếu đề cập tới các công ty ngoại biên, hồ sơ Pandora hé lộ nhiều bí mật khác. Tài liệu này đã chỉ ra cách các công ty "ma" hoạt động sau khi các nước tiếp tục gây áp lực trước lo ngại gia tăng rửa tiền, trốn thuế. 

Giám đốc ICIJ Gerard Ryle nhận định, hồ sơ Pandora sẽ gây ra tác động lớn hơn những lần rò rỉ trước. Ông cho biết: "Đây là phiên bản mạnh mẽ hơn của hồ sơ Panama. Nó rộng hơn, sâu sắc hơn, và có nhiều chi tiết hơn".

(t/h)

Xem thêm: Hồ sơ Pandora - tệp dữ liệu giải mã cách giới các chính khác, giới siêu giàu cất giấu tài sản ở nước ngoài

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận