Nữ tiến sĩ trẻ nghiên cứu ra vật liệu giúp điều trị ung thư

Mới đây, nghiên cứu của nữ tiến sĩ Lê Thị Phương (TP.HCM) về vật liệu mới đã giúp hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.

Chi Nguyễn
11:26 05/06/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nữ tiến sĩ Lê Thị Phương (SN 1988, TP.HCM) là nghiên cứu viên tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chị có 2 bằng sáng chế quốc tế đăng ký ở Mỹ cùng 3 bằng sáng chế đăng ký tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, nữ tiến sĩ còn có 28 bài báo đã công bố trên tạp chí khoa học quốc tế, trong đó 21 bài báo thuộc danh mục Q1 (9 bài tác giả chính)… Những nghiên cứu của chị đều hướng tới việc cung cấp kiến thức mới, vật liệu mới giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh ung thư.

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị lựa chọn làm việc ở Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Nỗ lực trong 2 năm làm việc ở Viện, Phương có cơ hội đến Hàn Quốc để làm nghiên cứu sinh ở ĐH Ajou.

nu-tien-si-tre-nghien-cuu-ra-vat-lieu-giup-dieu-tri-ung-thu

10 năm nghiên cứu và làm việc ở Hàn Quốc, TS. Phương thừa nhận, đây là một chặng đường không ngắn và phải đánh đổi rất nhiều thứ. Giai đoạn khó khăn và khốc liệt nhất với chị đó là trong 5 năm đầu tiên khi phải làm quen môi trường sống mới, phong cách làm việc mới ở Hàn Quốc - một trong những nơi có môi trường làm việc khắc nghiệt nhất thế giới.

Những năm tiếp theo, nữ tiến sĩ đã dần quen với môi trường sống và đảm nhận công việc của một Post-doctor. Khi đã có được nhiều thành tựu, bài báo khoa học, công trình nghiên cứu được đăng ký bằng sáng chế, sở hữu quốc gia/quốc tế, TS. Phương quyết định về Việt Nam để tiếp tục hành trình của mình qua việc truyền đạt kiến thức, đam mê nghiên cứu khoa học cho các bạn sinh viên trẻ.

nu-tien-si-tre-nghien-cuu-ra-vat-lieu-giup-dieu-tri-ung-thu

Chị tâm sự: "Để dành trọn niềm đam mê và tập trung vào nghiên cứu khoa học, bất cứ ai cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ như: thời gian, tiền bạc, công sức, thậm chí là sức khỏe và cả tuổi thanh xuân để theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Đặc biệt trong mỗi người chúng ta phải có lòng quyết tâm, kiên trì, nhẫn nại, kiên định vào lựa chọn của bản thân mình. Phương sống khá thiên về mặt tình cảm nên nỗi buồn lớn nhất trên con đường nghiên cứu khoa học đó là phải xa gia đình một thời gian khá dài, tầm 10 năm để sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Đó cũng là điều khó khăn nhất trên con đường nghiên cứu của mình".

Hiện tại, TS. Phương chưa lập gia đình riêng nên cô vẫn dành toàn thời gian cho nghiên cứu khoa học. Mặc dù bị bố mẹ giục hằng ngày nhưng nữ tiến sĩ nói vui, việc lập gia đình cũng như làm khoa học, nên tìm hiểu kỹ và cần thêm chút “duyên”, chút may mắn.

Tổng hợp theo Tiền Phong

Xem thêm: Lê Thị Phương: Nữ tiến sĩ trẻ sở hữu 5 bằng độc quyền sáng chế, đạt giải Quả Cầu Vàng 2022

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận