Những chiếc túi đeo đặc biệt do người khuyết tật tái chế từ áo phao cứu hộ cũ
Qua bàn tay khéo léo của những thợ may thủ công đặc biệt, hàng loạt áo phao cứu hộ cũ được hô biết thành túi đeo xinh xắn.

Theo quy định, áo phao cứu hộ của các hãng hàng không sẽ được kiểm tra kỹ thuật định kỳ. Những chiếc áo phao không đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được lưu kho, đại tu 5 năm/lần. Trong trường hợp không thể khắc phục, chúng sẽ được mang đi tiêu hủy.
Dù vậy, do làm từ nguyên liệu gốc nhựa, việc tiêu hủy gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đây vốn là thực trạng khiến ngành hàng không đau đầu ứng phó khi hướng tới phát triển bền vững. Đương nhiên, với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, đây cũng là bài toán khó.

Và rồi, sau một thời gian trăn trở, Vietnam Airlines quyết định hợp tác với doanh nghiệp xã hội Limloop (quận 6, TPHCM) để tái chế những chiếc áo phao này. Theo đó, áo phao cũ không còn đạt tiêu chuẩn, sẽ được tái chế thành túi đeo. Đặc biệt hơn, những thợ may thủ công tham gia dự án này, hoàn toàn là người mang trong mình khiếm khuyết về cơ thể.
Chị Trương Nhung, Giám đốc Điều hành Limloop, cho biết đây là đơn hàng từ một doanh nghiệp lớn đầu tiên với Limloop. Dù đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm tái chế nylon bỏ đi thành những món đồ mới, nổi bật là những chiếc túi dệt, chị Nhung vẫn cảm thấy bất ngờ trước ý tưởng của hãng hàng không cũng như sản phẩm mà các nhân viên của Limloop trả bài.

"Tôi biết ơn Vietnam Airlines vì nỗ lực như này không phải đơn giản. Nếu không có định hướng, niềm ấp ủ với môi trường thì họ không cần làm những việc khó như thế này", chị Nhung bày tỏ. Nữ CEO hy vọng việc tái chế những món đồ nylon có thể truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác, cùng xây dựng những ý tưởng liên quan đến bền vững, đóng góp nhiều hơn cho môi trường xanh.
Ban đầu, người thợ dùng khăn vải lau chùi sạch sẽ, sau đó tháo rời các bộ phận như dây đai, còi... Tiếp đó, họ bắt tay vào cắt rập vải theo khuôn có sẵn. Anh Hưng (29 tuổi) và anh Nghĩa (40 tuổi) đều khiếm thính là nhân lực chính của khâu này. Sau khi cắt, họ đem mảnh nylon đi là ủi cho phẳng, chuẩn bị cho công đoạn may.

Nhi (21 tuổi) khiếm thính là thợ may chính. Do đơn hàng lớn, ngoài Nhi còn có các phụ nữ ở Làng May Mắn (Trung tâm phúc lợi xã hội tại quận Bình Tân) cũng tham gia may. Để hoàn thiện một chiếc túi đeo hông, Nhi mất khoảng 30 phút. Túi đeo vai lớn hơn, cầu kỳ hơn sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Sau khi may xong, những chiếc túi được thêm một số trang trí nhỏ để tạo điểm nhấn. Thế là, những chiếc áo phao cũ đã được "hô biến" thành phụ kiện thời trang cho hành khách trên các chuyến bay bền vững của Vietnam Airlines.

"Chúng tôi có thể tận dụng được hầu như toàn bộ chiếc áo phao. Ngoài vải làm túi, thì đai áo biến thành dây đeo, dây dù trắng làm dây kéo, miếng nhựa dùng để trang trí, trừ chiếc còi bằng nhựa chưa tái chế được", Ngọc Anh, 35 tuổi, khiếm thính và vận động kém, là người thiết kế các sản phẩm của Limloop cho biết. Những chiếc túi mới sử dụng khoảng 80% nguyên liệu tái chế, trừ dây kéo và vải lót (cho túi đeo) là đồ mới.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hàng trăm chiếc áo phao cũ đã được tái chế. Các món đồ xinh xắn này được làm quà tặng cho hành khách bay từ Việt Nam sang Đức vào ngày 26/5. Đây cũng là chuyến bay mà Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tham gia "Thử thách chuyến bay bền vững" do Liên minh hàng không Skyteam phát động. Vị này cho biết: "Bên cạnh ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường, những món quà này còn góp phần quảng bá những sản phẩm của thợ thủ công có hoàn cảnh đặc biệt tới bạn bè quốc tế".
Tổng hợp theo VnExpress
Xem thêm: Táo bạo khởi nghiệp ở tuổi 30, nay 9x Phú Yên thành công với xưởng bánh kẹo "healthy"
Đọc thêm
Hơn 7 năm qua, thầy Đức Minh nói vui rằng mình có thêm "nghề tay trái", ấy là sửa xe lăn. Những chiếc xe lăn giống như là đôi chân của người nghèo bị bệnh, người khuyết tật... giúp họ được nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia.
Dù bản thân là người khuyết tật, bị liệt nửa người từ nhỏ, chàng trai quê Bắc Binh này vẫn quyết chí theo đuổi đam mê tái chế.
Bằng việc tái chế những chai nhựa phế thải, Đại đức Thích Hạnh Nhân - trụ trì chùa Đức Lâm tại Quảng Ngãi cùng bà con Phật tử đã xây dựng một ngôi nhà kiên cố với kiến trúc độc đáo.
Tin liên quan
Thêm một lần nữa, Hội An lọt top 10 điểm du lịch phổ biến nhất thế giới do Chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel (Canada) bình chọn.
Ngày 2/6 năm 2023 là ngày gì, có sự kiện gì đặc biệt, có tốt không, có thích hợp để cúng tế, cưới xin,... là thắc mắc của nhiều người.
Sau khi con trai chiến thắng bệnh tật, chị Phạm Quỳnh Trang bắt đầu thay đổi ý niệm. Chị dành nhiều thời gian "giao duyên lành, giúp đỡ những người khó khăn...
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.