Ngày 23 tháng Chạp 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Ngày 23 tháng Chạp là Tết ông Công ông Táo, do đó người dân cần lưu ý xem lịch dương rơi vào ngày nào để làm lễ cúng đúng giờ.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày gì?
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23/12 Âm lịch) là ngày ông Công ông Táo. Vào ngày này, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép về Thiên đình bẩm báo với Ngọc Hoàng về một năm đã qua. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, từ bao đời nay, người Việt thường làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Khi cúng, gia chủ chỉ nên cầu xin Táo công bẩm báo điều tốt của gia đình, tránh kể điều không hay. Ngoài ra, không được cầu xin phú quý hay no đủ, hoặc đốt kèm tiền âm phủ.
Ngày 23 tháng Chạp 2022 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Theo lịch, ngày cúng ông Công ông Táo năm 2022 (Tết Nhâm Dần) rơi vào Thứ Ba, ngày 25/01/2022. Do cuộc sống bận rộn, không phải ai cũng có thời gian để cúng đúng ngày, nên có nhiều gia đình cúng sớm. Thậm chí, ở một số địa phương, người dân còn quan niệm phải cúng trước ngày 23 tháng Chạp để các Táo kịp về trời.
Đặc biệt, gia chủ phải cúng xong và phóng sinh cá trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Nếu cúng muộn sẽ là phạm húy, bởi như vậy các Táo quân sẽ không kịp về chầu trời. Đến đêm 30 tháng Chạp, các vị Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới, do đó gia chủ cần làm thêm lễ đón ông Công ông Táo về nhà. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.
Mỗi ngày thường có các khung giờ hoàng đạo, theo đó gia chủ có thể lựa chọn giờ đẹp để làm lễ cúng Táo quân. Tuy nhiên, nếu chọn cúng đúng ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 25/1/2022, gia chủ nên lưu ý khung giờ Hoàng đạo: Tý (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21). Đây còn gọi là ngày Thanh Long Kiếp, là thời điểm xuất hành 4 phương 8 hướng đều tốt, trăm sự như ý.
Lễ cúng không cần chuẩn bị quá rườm rà, và mỗi vùng miền lại có nghi thức hay lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, theo thông thường thì gia chủ cần chuẩn bị nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn (hoặc lễ chay) và không thể thiếu những bộ mũ áo cho ông Công, ông Táo. Màu sắc của mũ, áo ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành, chẳng hạn nếu năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng,...
Sau khi lễ cúng xong, người dân sẽ đi phóng sinh cá chép. Được biết, tục này thường chủ yếu diễn ra ở miền Bắc, người miền Trung sẽ thay cá chép bằng ngựa giấy, còn miền Nam thì thay bằng đôi hia.
(*) Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm: Gia chủ nên cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào đẹp nhất năm 2022?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận