Luận bàn về ý nghĩa và cách viết chữ Vạn chuẩn trong Phật giáo

Trên ngực các pho tượng Phật, kinh sách Phật giáo thường xuất hiện chữ Vạn, thế nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của chữ này cũng như viết sao cho đúng cách.

Chi Nguyễn
13:58 12/01/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện nay, trên ngực các pho tượng Phật, kinh sách Phật giáo thường xuất hiện chữ Vạn. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của chữ Vạn, mà dễ lầm tưởng sang chữ Vạn từng được Hitler sử dụng. Thực tế, chữ Vạn là chữ mang nhiều lớp nghĩa, được sử dụng và xuất hiện nhiều trong nhà Phật.

Cách viết chữ Vạn đúng nhất

Chữ Vạn có 2 cách viết, là viết hai chữ S cứng bắt chéo, vuông góc với nhau, tạo thành hình tựa chong chóng. Mỗi cách viết này lại khác biệt theo hướng, cụ thể là:

luan-ban-ve-chu-van-trong-phat-giao
Hai cách viết chữ Vạn.

Mẫu A: Chữ Vạn vẽ theo chiều ngược kim đồng hồ. Đây là chiều quay tự nhiên của địa cầu, cũng là chiều quay của địa cầu vòng quanh mặt trời.

Mẫu B: Chữ Vạn vẽ theo chiều thuận kim đồng hồ, tức là theo chiều tương sinh trong Ngũ hành.

Theo một số nghiên cứu, chữ Vạn thực chất không phải là văn tự, chữ viết (word) mà là ký hiệu (symbol). Chữ Vạn đã xuất hiện từ rất sớm, có thể là từ thế kỷ VIII TCN, và bắt đầu được dùng từ thế kỷ III TCN trong kinh Phật. Trong suốt thời gian tồn tại, ký hiệu này không được thống nhất cách viết, có chỗ viết theo mẫu A, có chỗ lại viết theo mẫu B, lúc lại xoay qua phía trái, hay phía phải. Có người cho rằng chữ Vạn trong đạo Phật phải xoay theo hướng này mới đúng, nhưng thực tế, các nhà Phật học không thống nhất với nhau về chiều xoay khi vẽ, viết chữ Vạn.

Luận bàn chữ Vạn trong đạo Phật

Chữ Vạn xuất hiện trong nhiều kinh sách, giáo pháp của đạo Phật. Dù vậy, chữ Vạn không được những nhà Phật học thống nhất về cách viết, về chiều xoay, mỗi người lại nêu ra một cách.

luan-ban-ve-chu-van-trong-phat-giao
Trên ngực các pho tượng Phật, kinh sách Phật giáo thường xuất hiện chữ Vạn.

Trong "Hán Việt Tự Điển" của Thiều Chửu, thì chữ Vạn không xuất hiện trong kinh truyện mà chỉ có trong nhà Phật. Nhà Phật nói rằng: Khi Phật giáng sinh, ở ngực có hiện ra chữ Vạn viết mẫu A, đến sau này mới biết chữ ấy. Chữ Vạn mẫu này là hình tượng, không phải chữ, là cát tường hải vân tướng. Xem như nhiễu Phật (tỏ lòng tôn kính mến mộ), thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật cũng xoay về bên hữu, như thế viết xoay về bên hữu mới là tướng cát tường. 

Theo "Phật học Từ Điển", chữ Vạn theo mẫu B cũng là Kiết tường, được nhắc tới ở Ấn Độ. Chữ Vạn này có nghĩa là Kiết tường, vạn tự, Đức tự. Đoàn Trung Còn cho rằng, chữ Vạn viết theo mẫu B mới là đúng, như vậy mới là may mắn, phước lành.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học, ghi trong từ điển "Phật Học Hán Việt" rằng: Chữ Vạn có hình dáng theo mẫu A, được coi là biểu thị sự tốt lành, xuất hiện trong Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ Na giáo,... Chữ Vạn theo mẫu này là biểu tượng, không phải là tự (chữ), do đó mang nghĩa là vạn tướng (cát tường hải vân tướng). Hình dáng này vòng bên phải là Vạn như khi kính lễ Đức Phật, vòng về bên phải ba vòng, tương tự như sợi lông trắng giữa hai lông mày của Đức Phật, vòng về bên phải.

luan-ban-ve-chu-van-trong-phat-giao
Chữ Vạn là một trong 32 tướng đẹp của Phật, nằm trên ngực của Phật.

Trong Từ Điển Phật Học Việt Nam, chữ Vạn là một trong 32 tướng đẹp của Phật, nằm trên ngực của Phật. Chữ Vạn biểu thị công đức vô lượng của đức Phật, là lòng từ bi và trí tuệ vô lượng. Đây được coi là biểu tượng, là phù hiệu, không phải chữ viết. Theo Hòa Thượng Thích Minh Châu và cư sĩ Minh Chi, chữ Vạn có thể viết theo mẫu A hay mẫu B đều được, bởi giữa các nhà Phật học về chiều quay của chữ Vạn đều không có lý lẽ thuyết phục, do đó không thể kết luận một cách khách quan là bên nào đúng, bên nào sai.

Nên để chữ Vạn quay tự do theo chiều quay của nó

Chữ Vạn biểu tượng cho chân lý, và chân lý chỉ có một. Tùy theo vị trí đứng nhìn, mà chân lý lại được hiểu theo kiểu này, mang hình thức này, đứng ở nơi khác thì chân lý lại mang hình thức khác, theo kiểu khác. Khi hợp lại tất cả các kiểu dáng, nhận thức thì may ra ta mới có thể hiểu được chân lý một cách toàn vẹn đủ mọi mặt.

Cũng nên biết rằng, không phải chữ Vạn theo chiều nào đó thì bị tiêu hủy công đức. Cái công đức, phước đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái, tạo nghiệp thì mới tiêu hủy được, còn những việc khác thì không tiêu hủy được công đức của ta. Ta có thể để mặc cho chữ Vạn quay tự do theo chiều quay của nó, mà không cần bàn cãi, chỉ cần lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức, tích phước càng nhiều càng tốt. 

Một vị cao tăng nào đó đã nói: "Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của Đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái". 

Có thể hiểu rằng, dù chữ Vạn quay theo chiều ngược kim đồng hồ theo mẫu A hay cùng chiều kim đồng hồ theo mẫu B thì đó cũng chỉ là hai cái nhìn dưới hai vị trí khác nhau của chữ Vạn thôi. Tùy theo cái tâm, cái ý của người sử dụng mà làm đúng như lời Phật dạy mà thôi. Một ký hiệu chỉ là một ký hiệu, nhờ có dụng ý, chân tâm của con người mới thể hiện sự khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu một sinh mạng, nhưng nằm trong tay kẻ ác có thể là một hung khí giết người. 

luan-ban-ve-chu-van-trong-phat-giao
Cần phân biệt chữ Vạn trong đạo Phật với chữ Vạn từng được Hitler sử dụng.

Ngoài ra, cần phân biệt chữ Vạn trong đạo Phật với chữ Vạn từng được Hitler sử dụng. Chữ Vạn này được dùng như biểu tượng của đảng Đức Quốc xã, do bác sĩ Fridrich Krohn phác họa, viết tắt của hai chứ S là State (Quốc gia) và Social (Xã hội). Chữ Vạn này và chữ Vạn trong Phật giáo là hai chữ khác nhau, không thể so sánh với nhau được.

luan-ban-ve-chu-van-trong-phat-giao
Có thể thống nhất một cách viết chữ Vạn chung để tạo sự đồng nhất, thuần nhất.

Trong nhà Phật, cần nghiên cứu và thống nhất xem cách viết nào phù hợp nhất, để đưa ra một quyết định, một sự thống nhất chung để mọi người có thể tuân thủ theo, tạo tính thuần nhất về những biểu tượng đặc thù trong Phật giáo. Không nên để xảy ra trường hợp chùa này viết kiểu A, chùa kia viết kiểu B, đặc biệt là các pho tượng Phật trong cùng một chùa lại có hai chữ Vạn khác nhau. Ngoài ra, trong mọi trường hợp khác thì không nên để chữ Vạn trên nền "trống không", luôn để một vật che chắn làm nền sau lưng chữ Vạn, như vậy có thể tránh gây ra hiểu lầm cho người đứng nhìn từ phía sau.   

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận